tailieunhanh - Bổ sung loài staurogyne stenophylla merr. & chun - họ ô rô (acanthaceae) cho hệ thực vật Việt Nam

Mục tiêu bài viết trình bày quá trình bổ sung loài staurogyne stenophylla merr. & chunhọ ô rô (acanthaceae) cho hệ thực vật Việt Nam. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo! | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 BỔ SUNG LOÀI Staurogyne stenophylla Merr. & ChunHỌ Ô RÔ (Acanthaceae) CHO HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM ĐỖ VĂN HÀI, NGUYỄN KHẮC KHÔI i n inh h i v T i ng yên inh vậ i n n Kh a h v C ng ngh i a Trên thế giới, chi Staurogyne có khoảng 140 loài, phân bố rộng ở khu vực nhiệt đới. R. Benoist (1935) đã ghi nhận có 16 loài thuộc chi này ở Đông Đương [2]. Theo Trần Kim Liên (2005) [6], chi này có 25 loài ở Việt Nam. Khi nghiên cứu các mẫu vật của chi Staurogyne lưu giữ tại Phòng Tiêu bản thực vật của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN), cũng như so sánh đặc điểm hình thái với các mẫu vật thuộc họ Ô rô (Acanthaceae) được lưu giữ tại ba phòng tiêu bản thực vật lớn của Trung Quốc là Viện thực vật Côn Minh (KUN), Viện Thực vật Quảng Tây (IBK), Vườn Thực vật Hoa Nam (IBSC) và Vườn Thực vật Ne York (NY), lần đầu tiên chúng tôi phát hiện loài Staurogyne stenophylla có ở Việt Nam. Các mẫu vật thuộc loài này được thu tại Vườn Quốc gia Núi Chúa, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận và hiện được lưu giữ tại Phòng Tiêu bản thực vật của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN). Trong bài báo này, chúng tôi mô tả và ghi nhận mới loài Staurogyne stenophylla cho hệ thực vật Việt Nam. Như vậy, tổng số loài của chi Staurogyne hiện biết ở Việt Nam là 26 loài. I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các đại diện của chi Nhụy thập - Staurogyne all. ở Việt Nam bao gồm các mẫu tiêu bản được lưu giữ tại các phòng tiêu bản thực vật của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN), Viện Sinh học nhiệt đới (VNM), Trường Đại học Khoa học tự nhiên (HNU), Viện Thực vật Côn Minh, Trung Quốc (KUN), Viện Thực vật Hoa Nam, Trung Quốc (IBSC), Vườn Thực vật Ne York (NY). 2. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi đã áp dụng phương pháp nghiên cứu so sánh hình thái để phân loại. Đây là phương pháp truyền thống được sử dụng phổ biến trong phân loại thực vật. Dựa vào đặc điểm hình thái của các cơ quan .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN