tailieunhanh - Mối quan hệ di truyền của một số loài thông (coniferales) ở Việt Nam trên cơ sở xác định trình tự nucleotide vùng gen matk

Mục tiêu của bài viết trình bày mối quan hệ di truyền của một số loài thông (coniferales) ở việt nam trên cơ sở xác định trình tự nucleotide vùng gen matk. Mời các bạn tham khảo! | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 MỐI QUAN HỆ DI TRUYỀN CỦA MỘT SỐ LOÀI THÔNG (Coniferales) Ở VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ XÁC ĐỊNH TRÌNH TỰ NUCLEOTIDE VÙNG GEN MATK VŨ ĐÌNH DUY, NGUYỄN MINH TÂM ng Thiên nhiên i a i n n Kh a h v C ng ngh i a NGUYỄN MINH ĐỨC, NGUYỄN VĂN SINH, BÙI THỊ TUYẾT XUÂN i n inh h i v T i ng yên inh vậ i n n Kh a h v C ng ngh i a ĐỖ THỊ PHƯƠNG THẢO i n C ng ngh i rường i n n Kh a h v C ng ngh i a Xác định trình tự nucleotide một số vùng gen nhân và lục lạp (cpDNA) đang được ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu mối quan hệ chủng loại (phylogeny), phân loại (taxonomy) và nhận dạng (identity) loài ở nhiều đối tượng thực vật (Yang et al., 2008, 2009, 2010). Đã có khá nhiều công bố về mối quan hệ chủng loại và nhận dạng các loài thông (Chaw et al., 1995, 1997; Stefanovic et al., 1998; Cheng et al., 2000; Little et al., 2004; Xiang và Li, 2005; Little, 2006; Nguyễn Minh Tâm et al., 2011, 2012; Vũ Đình Duy et al., 2011.). Trong ngân hàng Genbank (tháng 5/2013) đã lưu giữ trên trình tự nucleotide cho các loài thông (Conifers), tập trung vào hai vùng gen chính là vùng gen nhân (vùng ITS) và vùng gen lục lạp (cpDNA), trong đó có tới 80 trình tự cho các loài thông ở Việt Nam. Như vậy so với số lượng trình tự nucleotide đã giải mã đối với các loài thông thì số lượng trình tự cho 34 loài thông của Việt Nam vẫn còn quá ít ỏi. Trong báo cáo này chúng tôi đề cập đến mối quan hệ di truyền của 15 loài cây lá kim ở Việt Nam trên cơ sở phân tích trình tự nucleotide vùng gen matK. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tổng số 21 mẫu lá và vỏ cây từ 15 loài thuộc 4 họ của bộ Thông sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập ngẫu nhiên (bảng 1). Mẫu được bảo quản trong sillicagel tại hiện trường và được bảo quản ở -30 o C trong tủ lạnh sâu sau khi chuyển về Phòng Phân loại học Thực nghiệm và Đa dạng nguồn gen, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. Mẫu tiêu bản thực vật tại địa điểm thu mẫu cũng được thu thập giúp cho công tác xác định chính

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.