tailieunhanh - Tác động của biến đổi khí hậu lên tính đa dạng sinh học trong các khu đất ngập nước và bảo tồn thiên nhiên vùng Đồng bằng Sông Cửu Long
Nội dung bài viết trình bày khái quát các nguy cơ tiềm năng đe dọa tính đa dạng sinh học ở trong các khu đất ngập nước và bảo tồn thiên nhiên ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long do các tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng cũng như các hệ thống công trình ở thượng nguồn khu vực. | Diễn đàn “Bảo tồn Đa dạng Sinh học và Biến đổi Khí hậu”, Thảo cầm viên Saigon, 22/5/2010 -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÊN TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG CÁC KHU ĐẤT NGẬP NƯỚC VÀ BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Impacts of Climate Change to the Biodiversity in the Wetlands and Natural Conservation Areas of the Mekong River Delta) Lê Anh Tuấn Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, trường Đại học Cần Thơ E-mail: latuan@ Tóm tắt Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng hạ lưu cuối cùng của lưu vực sông Mekong trước khi chảy ra biến. Dựa vào định nghĩa về đất ngập nước theo Công ước Ramsar (1971), ĐBSCL được xem là vùng đất ngập nước lớn nhất Việt Nam xấp xỉ 4 triệu ha diện tích. Vùng này là nơi có tính đa dạng sinh học phong phú. Đồng bằng có khoảng 280,000 ha rừng có thể phân làm 2 nhóm theo phân lọại sinh thái rừng đất ngập nước của Tổ chức Lương Nông (FAO, 1994): đất ngập nước rừng tràm và đất ngập nước rừng sát ven biển. Toàn khu vực có 11 khu đất ngập nước tự nhiên cần được bảo tồn. Các khu đất ngập nước này đang bị nguy cơ đe doạ bởi các yếu tố đe doạ hệ sinh thái đất ngập nước bao gồm việc tháo nước hay san lấp các khu vực đất ngập nước của con người, thay đổi các điều kiện thuỷ văn trong khu vực đất ngập nước, bị thoái hoá dần do các ô nhiễm không có nguồn và do sự xâm chiếm của các sinh vật ngoại lai. Hiện nay, quần thể thực vật đất ngập nước còn bị đe doạ bởi các ảnh hưởng của vấn đề thay đổi khí hậu toàn cầu và sự dâng lên của nước biển. Sự hình thành các công trình trên hệ thống sông Mekong ở thượng nguồn như đập nước – hồ chứa của các nhà máy thủy điện, các khu công nghiệp, các khu dân cư tập trung ở dọc theo bờ sông làm mất dần diện tích và chất lượng sinh học ở các khu đất ngập nước và rừng ngập nước khiến sự đa dạng sinh học của các thực vật vùng đất này bị đe dọa suy giảm. Bài báo cáo này khái quát các nguy .
đang nạp các trang xem trước