tailieunhanh - Tiểu luận Lịch sử các học thuyết kinh tế: Học thuyết kinh tế của adam smith

Tiểu luận Lịch sử các học thuyết kinh tế: Học thuyết kinh tế của adam smith trình bày về đôi nét về Adam Smith, đặc điểm phương pháp luận của Adam Smith và những lý luận kinh tế cơ bản của Adam Smith. Mời các bạn tham khảo! | Mặc dù không phải là người điển trai, sự có duyên của ông khiến bạn bè và sinh viên yêu mến. Có thể người ta tàn nhẫn mô tả ông là “hỗn độn những gì nhô ra”. Một chân dung ông bằng đá chạm cho thấy môi dưới của ông trề ra, chiếc mũi to đùng và đôi mắt ốc nhồi. Vả lại trong suốt đời ông gặp rắc rối vì nỗi khổ sở của bệnh thần kinh, đầu ông lắc lư, bị ảnh hưởng của chứng mất ngôn ngữ. Tuy nhiên tất cả những điều này không làm giảm khả năng tri thức của ông. ông tự mô tả mình là “một gã nịnh đầm không có gì ngoài sách vở”. Ở Đại học Glasgrow và sau này ở Offord, Smith giảng về thần học tự nhiên, luân lý học, luật học và kinh tế chính trị học. Sinh viên từ Nga và châu Âu sang Anh để nghe ông giảng. Ông là học trò của Frances Hutcheson là bạn của David Hume, và là người quen biết với Quesney. Một trong số các bạn ông có Joseph Black một người tiền phong về ngành hóa học, James Watt là nhà phát minh ra máy hơi nước, Robert Foulis là nhà sáng lập ra Viện hàn lâm Kiểu mẫu Anh quốc (The British Academy of Design). Adam Smith còn quen thân với Andrew Cochran, một nhà buôn, nguyên viện phó của Đại học Glasgow, người sáng lập ra Câu lạc bộ Kinh tế chính trị (Political Economy Club). Trong tác phẩm rất quan trọng của ông, “The theory of moral setiments”, xuất bản lần đầu tiên năm 1759. Tác phẩm này là nỗ lực nhận định nguồn gốc đánh giá luân lí hay thừa nhận và phản đối luân lý. Trong sách ấy Smith nhận thức con người nhưng một sinh vật tư lợi mặc dù có khả năng đánh giá luân lý trên cơ sở những cân nhắc khác với tính ích kỷ. Ông cho rằng sự đánh giá luân lý thường được tiến hành bằng cách duy trì tư lợi trong sự vâng lời và đặt chính mình trong quan điểm người thứ ba, người quan sát vô tư. Trong cách này, người ta tiếp cận khái niệm đồng cảm luân lý chứ không phải là khái niệm ích kỷ, và luân lý thực sự vượt qua sự ích kỷ. tác phẩm “The theory of Moral sentiments” và các vấn đề trong sách ấy thu hút sự quan tâm ngay lập tức và mang lại danh tiếng cho tác giả. Nhưng nhiều sử gia tư tưởng kinh tế có khuynh hướng xem điều đó là không nhất quán với tầm quan trọng mà sau này Smith đặt tính tư lợi như một động lực trong “The wealth of nations” (xuất bản năm 1776). Quan điểm am hiểu có khuynh hướng xem tác phẩm “The wealth of nations” như một sự triển khai lô gic của tác phẩm “The theory of moral sentiments”, mặc dù vậy chưa phải là cách đánh giá nhất trí.

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.