tailieunhanh - Đề kiểm tra HK 1 môn GDCD lớp 12 - THPT B Nghĩa Hưng - Mã đề 743

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới tốt hơn. Hãy tham khảo Đề kiểm tra HK 1 môn GDCD lớp 12 của trường THPT B Nghĩa Hưng Mã đề 743 dưới đây. | SỞ GD-ĐT NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT B NGHĨA HƯNG ĐỀ THI 8 TUẦN HỌC KỲ I Môn: Giáo dục công dân 12 Thời gian làm bài: 50 phút. (40 câu trắc nghiệm) Họ, tên thí sinh: . SBD: . Lớp: . Mã đề thi 743 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Câu 1: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là mọi công dân A. Đều có nghĩa vụ như nhau. B. Đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau. C. Đều bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. D. Đều có quyền như nhau. Câu 2: Trường Đại học X tổ chức ca nhạc dưới sân trường. Một nhóm sinh viên nam lớp A nhìn lên ban công tầng 3 thấy một nam sinh cứ nhìn về phía mình. Cho rằng nam sinh lớp B trên tầng 3 nhìn “đểu” mình, nhóm sinh viên nam lớp A cùng nhau chạy lên. Đến nơi, không còn thấy nam sinh nào ở ban công nữa. Vì không nhìn rõ ai nên nhóm sinh viên nam lớp A vào trong lớp B, nhìn tất cả các sinh viên lớp B và quát: Đứa nào lúc nãy ở ban công nhìn đểu chúng tao? Khó chịu về điều đó, lớp trưởng lớp B đứng ra nhận và quát lại: Tao nhìn đấy! Nhìn thế thì đã làm sao? Nghĩ rằng lớp trưởng lớp B là người đã nhìn “đểu” mình, cả nhóm sinh viên nam lớp A cùng lao vào đuổi đánh lớp trưởng lớp B. Hậu quả là lớp trưởng lớp B bị thương nặng. Trong nhóm sinh viên nam lớp A đánh lớp trưởng lớp B có một sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ mất sớm. Hỏi: Sinh viên này phải chịu trách nhiệm pháp lý như thế nào so với các sinh viên nam khác trong nhóm đó? A. Như nhau B. Có thể khác C. Bằng nhau D. Ngang nhau Câu 3: Nam công dân từ 18 đến 25 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào? A. Thi hành pháp luật B. Tuân thủ pháp luật C. Áp dụng pháp luật D. Sử dụng pháp luật Câu 4: Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức thể hiện ở: A. Pháp luật là cơ sở, là nội dung của các giá trị đạo đức B. Đạo đức là một phương tiện đặc thù để thể hiện các giá trị cơ bản của pháp luật C. Pháp luật là một phương tiện đặc thù để .