tailieunhanh - Bài giảng Bệnh mắt hột - BS. Phạm Thành Luân

Bài giảng "Bệnh mắt hột - BS. Phạm Thành Luân" giới thiệu định nghĩa và nguyên nhân của bệnh mắt hột, các tổn thương cơ bản, các giai đoạn và phân loại của bệnh mắt hột, di chứng và biến chứng của bệnh mắt hột, phương pháp điều trị bệnh mắt hột và biện pháp phòng ngừa dịch mắt hột. | THÀNH LUÂN BỆNH MẮT HỘT 1. ĐỊNH NGHĨA và NGUYÊN NHÂN : Bệnh mắt hột (BMH) là một viêm kết giác mạc đặc hiệu, lây lan, tiến triển mạn tính ở người, gây ra do tác nhân Chlamydia trachomatis. Tổn thương đặc trưng ở kết giác mạc bởi: hột mắt hột, tăng sản nhú gai, màng máu, cuối cùng là sẹo hoá kết giác mạc, gây lông quặm, lông siêu và dẫn đến mù loà. 2. TỔN THƯƠNG CƠ BẢN TẠI KẾT MẠC , GIÁC MẠC Thâm nhiễm: Hột Sẹo Nhú Tân mạch. Màng máu. ĐOÁN VÀ PHÂN LOẠI. . Tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng Hột trên kết mạc sụn mi trên: chỉ tính hột ở vùng trung tâm, không tính hột ở hai góc và bờ trên sụn. Cần phân biệt hột với sạn vôi, nang nhỏ và chắp. Sẹo điển hình trên kết mạc sụn mi trên. Cần phân biệt với sẹo do bỏng hoặc sẹo trong viêm kết mạc có giả mạc. Hột ở vùng rìa cực trên hoặc di chứng hột (lõm hột). Màng máu trên giác mạc. Cần có 2 trong 4 tiêu chuẩn để chẩn đoán xác định bệnh mắt hột. Ở những vùng mắt hột nặng có tỉ lệ cao, chỉ cần 1 trong 4 tiêu chuẩn. ĐOÁN VÀ PHÂN | THÀNH LUÂN BỆNH MẮT HỘT 1. ĐỊNH NGHĨA và NGUYÊN NHÂN : Bệnh mắt hột (BMH) là một viêm kết giác mạc đặc hiệu, lây lan, tiến triển mạn tính ở người, gây ra do tác nhân Chlamydia trachomatis. Tổn thương đặc trưng ở kết giác mạc bởi: hột mắt hột, tăng sản nhú gai, màng máu, cuối cùng là sẹo hoá kết giác mạc, gây lông quặm, lông siêu và dẫn đến mù loà. 2. TỔN THƯƠNG CƠ BẢN TẠI KẾT MẠC , GIÁC MẠC Thâm nhiễm: Hột Sẹo Nhú Tân mạch. Màng máu. ĐOÁN VÀ PHÂN LOẠI. . Tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng Hột trên kết mạc sụn mi trên: chỉ tính hột ở vùng trung tâm, không tính hột ở hai góc và bờ trên sụn. Cần phân biệt hột với sạn vôi, nang nhỏ và chắp. Sẹo điển hình trên kết mạc sụn mi trên. Cần phân biệt với sẹo do bỏng hoặc sẹo trong viêm kết mạc có giả mạc. Hột ở vùng rìa cực trên hoặc di chứng hột (lõm hột). Màng máu trên giác mạc. Cần có 2 trong 4 tiêu chuẩn để chẩn đoán xác định bệnh mắt hột. Ở những vùng mắt hột nặng có tỉ lệ cao, chỉ cần 1 trong 4 tiêu chuẩn. ĐOÁN VÀ PHÂN LOẠI . Phân loại ( theo WHO) - Bệnh Mắt hột có hột (Trachomatous inflamation Follicular - TF): có ít nhất 5 hột trên kết mạc sụn mi trên, hột phải có kích thước từ 0,5 mm trở lên. Tỷ lệ TF nói lên sự lây lan của BMH trong cộng đồng. - Bệnh Mắt hột viêm nặng (Trachomatous inflamation Intense - TI): kết mạc sụn mi trên bị thẩm lậu (đỏ, dày lên), thẩm lậu đó che mờ 1/2 các mạch máu trên kết mạc sụn mi trên. Tỷ lệ TI nói lên sự trầm trọng của BMH trong cộng đồng. - Sẹo kết mạc do Mắt hột (Trachomatous Scarring - TS): có sẹo trên kết mạc sụn mi trên, Sẹo kết mạc phải dễ thấy như hình dải, vạch hoặc hình sao, tỷ lệ TS nói lên sự tồn tại trước kia của BMH trong cộng đồng. - Lông xiêu, lông quặm do mắt hột (Trachomatous Trichiasis - TT): có ít nhất 1 lông mi chọc vào nhãn cầu, hoặc có bằng chứng về việc mới nhổ lông xiêu, tỷ lệ TT nói lên tiềm năng gây mù của BMH cho cộng đồng. - Sẹo đục giác mạc do Mắt hột (Corneal Opacity - CO): tỷ lệ CO nói lên hậu quả gây mù của BMH cho cộng đồng. .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.