tailieunhanh - Khơi thông nguồn lực tài chính cho ứng dụng công nghệ cao vào phục vụ sản xuất và cuộc sống
Bài viết đề cập đến những yêu cầu, thách thức và cơ hội của Việt Nam đang đặt ra hiện nay đối với việc đưa công nghệ cao vào cuộc sống. Để ứng dụng công nghệ cao thành công phục vụ trực tiếp các ngành lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội cần tập trung vào phát huy nội lực hay kêu gọi đầu tư nước ngoài. Bài viết này đề xuất một số hoạt động nhằm khơi thông nguồn lực tài chính phục vụ thiết thực cho việc tiếp nhận và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và đời sống. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, Tập 32, Số 2 (2016) 60-67 TRAO ĐỔI Khơi thông nguồn lực tài chính cho ứng dụng công nghệ cao vào phục vụ sản xuất và cuộc sống Bùi Tiến Dũng1,*, Trịnh Thanh Thủy2 1 2 Trường Quản lý KH&CN, Bộ KH&CN, 38 – Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội Trung tâm Công nghệ thông tin, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội Nhận ngày 01 tháng 04 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 19 tháng 5 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 23 tháng 6 năm 2016 Tóm tắt: Bài viết đề cập đến những yêu cầu, thách thức và cơ hội của Việt Nam đang đặt ra hiện nay đối với việc đưa công nghệ cao vào cuộc sống. Để ứng dụng công nghệ cao thành công phục vụ trực tiếp các ngành lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội cần tập trung vào phát huy nội lực hay kêu gọi đầu tư nước ngoài. Bài viết này đề xuất một số hoạt động nhằm khơi thông nguồn lực tài chính phục vụ thiết thực cho việc tiếp nhận và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và đời sống. Từ khóa: Khoa học và công nghệ, tài chính, doanh nghiệp. hệ so với thế giới. Theo kết quả khảo sát sơ bộ về trình độ công nghệ 2015, hơn 70% máy móc thiết bị được sản xuất từ những năm 1970; 75% máy móc thiết bị đã hết thời gian khấu hao; 50% máy móc thiết bị được tân trang. Về cơ bản, có đến trên 55% máy móc thiết bị được đánh giá là lạc hậu và rất lạc hậu. Về trình độ công nghệ, không có doanh nghiệp nào đạt trình độ công nghệ tốt; trong đó các doanh nghiệp có trình độ công nghệ trung bình, lạc hậu 35% và rất lạc hậu 44%; trình độ công nghệ khá cũng chỉ khiêm tốn ở mức 21%. Đòi hỏi ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất hiện nay là vấn đề cần nghiêm túc xem xét. Vấn đề thách thức đang đặt ra hiện nay là làm sao tạo ra cầu nối hữu hiệu giữa doanh nghiệp và tổ chức nghiên cứu khoa học (viện nghiên cứu, trường đại học, ) đẩy nhanh quá trình chuyển đổi hoạt động của 1. Yêu cầu và thách thức đối với ứng dụng công nghệ cao ở nước ta hiện nay∗ ∗ Không chỉ những năm đầu thế kỷ 21
đang nạp các trang xem trước