tailieunhanh - Lợi ích nhóm và đối thoại chính sách từ lý thuyết đến thực tiễn
Bài viết tập trung làm rõ tính hạn chế, phiến diện của hoạch định chính sách trên phương diện khách quan và chủ quan và vai trò của nhóm lợi ích trong đối thoại chính sách nhằm khắc phục hạn chế và phiến diện này. Bài viết cũng đề cập và phân tích một số chính sách Việt Nam như là những minh chứng thực tiễn cho các luận điểm của bài viết. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, Tập 32, Số 2 (2016) 51-59 Lợi ích nhóm và đối thoại chính sách từ lý thuyết đến thực tiễn1 Hoàng Văn Luân* Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 11 tháng 4 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 10 tháng 5 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 23 tháng 6 năm 2016 Tóm tắt: Đối thoại chính sách là phương thức phổ biến trong hoạch định và thực thi chính sách của các xã hội hiện đại. Hiệu quả chính sách ở các xã hội này là minh chứng cho sự cần thiết và xu hướng phổ quát của đối thoại chính sách. Những năm gần đây, đối thoại chính sách, phản biện xã hội đã bước đầu xuất hiện. Tuy nhiên, chất lượng chưa cao. Phát triển là quá trình mang đậm dấu ấn của nhân tố chủ quan. Các chính sách phát triển được hoạch định bởi các chủ thể hữu hạn về năng lực và thông tin. Năng lực hoạch định chính sách hạn chế cùng với việc không đối thoại, phản biện là nguyên nhân cơ bản của tính kém hiệu lực và hiệu quả của một số chính sách ở Việt Nam. Bài viết tập trung vào hai luận điểm: - Tính tất yếu của những hạn chế, phiến diện của chính sách từ góc nhìn của lý thuyết hữu hạn và lý thuyết lợi ích. - Hoạt động của các nhóm lợi ích đóng vai trò quan trọng trong đối thoại chính sách ở các xã hội hiện đại. Từ hai luận điểm trên, bài viết chỉ rõ thể chế hóa để công nhận và tạo điều kiện để các nhóm lợi ích hoạt động bình đẳng trước pháp luật là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng của đối thoại chính sách. Từ khóa: Thể chế, Lợi ích, lợi ích nhóm, nhóm lợi ích, chính sách, đối thoại chính sách. Những năm gần đây, đối thoại chính sách đã bước đầu xuất hiện: các phiên chất vấn của Quốc hội. Tuy nhiên, chất lượng chưa cao: chỉ chất vấn khi có hệ quả xấu. Phát triển xã hội là một quá trình đặc thù mang đậm vai trò của nhân tố chủ quan. Hoạch định cũng như đối thoại chính sách là một trong những vấn để thể hiện rõ nhất vai trò của nhân tố chủ quan trong phát triển xã hội. Hoạch định .
đang nạp các trang xem trước