tailieunhanh - Bài giảng Giải phẫu học nhãn cầu - BS. Lê Công Lĩnh
Bài giảng "Giải phẫu học nhãn cầu - BS. Lê Công Lĩnh" trình bày cấu tạo chi tiết của các bộ phận trong cơ quan thi giác như: Giác mạc, cùng mạc, góc tiền phòng, màng bồ đào, thủy tinh thể, Pha lê thể, cơ vận nhãn. | GIẢI PHẪU HỌC NHÃN CẦU Người thực hiện: BsCK2. Lê Công Lĩnh Trưởng khoa Mắt Đức Tháng 10/2012 Giác mạc: Giác mạc là phần trước nhất của lớp bọc ngoài, trong suốt. Bề dày giác mạc ở trung tâm (0,5 mm) mỏng hơn ở ngoại vi (0,74- 1 mm). Giác mạc thường có đường kính ngang > dọc. Chỉ 1/3 giữa giác mạc là sử dụng cho khúc xạ, vùng này suýt soát hình tròn. Giác mạc tương đối lớn lúc mới sinh. Giác mạc: ◦ Cấu tạo: giác mạc có 5 lớp: biểu mô, màng Bowmann, chủ mô (Stroma), màng Descemet và nội mô. • Biểu mô: ◦ Dễ bị tróc ra khỏi màng Bowmann. ◦ Giữ nước mắt và màng bán thấm Giác mạc: • Màng Bowman: ◦ Là màng bảo vệ chính yếu giác mạc. ◦ Màng này không phân cách rõ với lớp chủ mô. ◦ Không có khả năng tái tạo nên khi màng này tổn thương sẽ để lại sẹo mỏng (màng mây). Giác mạc: • Nhu mô: ◦ Chiếm 90 % bề dầy giác mạc. ◦ Có 60 phiến xếp chồng lên nhau, cứ hai phiến có thớ sợi dọc song song xếp xen kẽ với một phiến có thớ sợi ngang song song. ◦ Giữa hai phiến là các tế bào giác mạc. ◦ Nhu mô khi bị tổn thương sẽ để lại sẹo .
đang nạp các trang xem trước