tailieunhanh - Tìm hiểu về quy trình nông nghiệp tốt (GAP)
Bài viết Tìm hiểu về quy trình nông nghiệp tốt (GAP) của tiến sĩ Đoàn Tranh trình bày về sự ra đời của GAP, nội dung của GAP và những kết luận trong việc phát triển nông nghiệp theo quy trình nông nghiệp tốt (GAP). | TÌM HIỂU VỀ QUY TRÌNH NÔNG NGHIỆP TỐT (GAP) TS. ĐOÀN TRANH 1. Sự ra đời của GAP Năm 2000, FAO (Food and Agriculture Organization) và Ngân hàng thế giới cùng phối hợp xuất bản cuốn sách ‘Tổng quan những nghiên cứu về hệ thống canh tác toàn cầu: những thách thức đến năm 2030’. Công trình tổng kết hơn 20 nghiên cứu của WB, FAO và các tổ chức quốc tế, các chương trình nghiên cứu quốc gia khác nhau trên nhiều nước để rút ra nhiều kết luận liên quan đến hệ thống canh tác và đưa ra những thách thức cần giải quyết. Năm 2001, FAO và WB lại xuất bản cuốn sách: ‘Các hệ thống canh tác và đói nghèo: cải thiện phương thức sống của nông dân trong bối cảnh thế giới thay đổi’. Trong cuốn sách đặt ra nhiều câu hỏi quan trọng: liệu rằng những chiến lược thành công nhất đối với nông dân nhỏ về hệ thống canh tác có phải có tiềm năng nhất về xoá đói giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế, và sáng kiến nào có thể giúp nông dân nhận thức vấn đề tốt nhất. Ngay sau đó, những cuốn sách này đã được chấp nhận rộng rãi bởi nhiều chuyên gia hoạt động về nông nghiệp bền vững và phát triển nông thôn và cuốn sách cũng trở thành một trong những ấn phẩm trọng tâm trong loạt sách về qui trình nông nghiệp tốt GAP1. Mục tiêu của GAP là giảm sự thoái hoá của đất đang là điều kiện tiên quyết đối với việc tăng cường tính bền vững của những hệ thống sản xuất tổng hợp. Nền nông nghiệp bảo tồn, nông nghiệp hữu cơ và quản lý sinh học đất tổng hợp là 3 mô hình đang được GAP đề xuất. Vấn đề cơ bản là tìm ra phương thức tối ưu hoá các hệ thống cây trồng, chăn nuôi và các thành phần khác để tạo thu nhập và cải thiện độ phì đất, sử dụng nông nghiệp bảo tồn và phòng trừ sâu bệnh tổng hợp, gắn những kinh nghiệm của nông dân với kiến thức mới như nguyên lý cơ bản của tính bền vững. 2. Nội dung của GAP Nó bao gồm các nội dung: quản lý đất bền vững, quản lý sâu bệnh bền vững, bảo vệ đa dạng sinh học, quản lý công nghệ sinh học, phát triển nông thôn bền vững. 1 Good Agriculture Practice Quản lý đất bền vững, tài nguyên .
đang nạp các trang xem trước