tailieunhanh - Đề KSCL ôn thi THPT Quốc gia lần 3 môn GDCD lớp 12 năm 2017 - THPT Yên Lạc - Mã đề 357
Nhằm đánh giá lại thực lực học tập của các em học sinh trước khi tham dự kì khảo sát chất lượng. Mời các em và giáo viên tham khảo Đề KSCL ôn thi THPT Quốc gia lần 3 môn GDCD lớp 12 năm 2017 của trường THPT Yên Lạc - Mã đề 357 có kèm hướng dẫn chấm. | SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC (Đề thi có 4 trang) ĐỀ KSCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 3 - LỚP 12 NĂM HỌC 2016 - 2017 ĐỀ THI MÔN: GDCD Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề Mã đề thi 357 Họ, tên thí sinh:. SBD: . Câu 1: . Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính bị phạt tiền từ đồng đến đồng (điểm o khoản 3 điều 6- nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016). Quy định trên thể hiện đặc trưng nào của pháp luật? A. Tính xã hội của pháp luật. C. Tính quyền lực và bắt buộc chung của pháp luật. B. Tính thống nhất của pháp luật. D. Tính chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật. Câu 2: Vợ chồng anh An có 2 người con 1 trai 1 gái. Ý định của vợ chồng anh là sẽ tạo điều kiện cho cậu con trai đi học đại học còn con gái lớn gả chồng nên chỉ cần học hết lớp 12. Suy nghĩ của vợ chồng anh An là A. không chăm lo giáo dục, học tập và phát triển giữa các con. B. phân biệt đối xử giữa con trai và con gái C. phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi. D. hành hạ, ngược đãi các con. Câu 3: Bình và Tâm là 2 bạn học cùng lớp, khi 2 người náy sinh mâu thuẫn, Tâm đã tung tin xấu bịa đặt về Bình trên Facebook. Anh chị lựa chọn cách ứng xử nào cho phù hợp qui định của pháp luật ? A. Chia sẻ thông tin đó cho người khác. B. Coi như không biết gì. C. Khuyên Bình nói xấu lại Tâm. D. Khuyên Tâm nên gỡ bài viết đó xuống. Câu 4: Bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm: bình đẳng về tiêu chuẩn độ tuổi khi tuyển dụng; được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện khác. Nội dung trên thể hiện công dân A. bình đẳng về dân tộc. B. bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ. C. bình đẳng về tôn giáo. D. bình đẳng trong lao động. Câu 5: Ý kiến nào sau đây là đúng trong bình đẳng về trách nhiệm pháp lí của công dân? A. Công dân ở bất
đang nạp các trang xem trước