tailieunhanh - Tác động của các vấn đề răng miệng lên sinh hoạt hàng ngày của học sinh 12 và 15 tuổi tại Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương năm 2013
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá mối liên quan giữa tình trạng SKRM và tác động của các vấn đề răng miệng lên sinh hoạt hàng ngày của học sinh 12, 15 tuổi tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 356 trẻ 12 tuổi và 251 trẻ 15 tuổi. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học TÁC ĐỘNG CỦA CÁC VẤN ĐỀ RĂNG MIỆNG LÊN SINH HOẠT HÀNG NGÀY CỦA HỌC SINH 12 VÀ 15 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2013 Phạm Thị Nhất Diệu*, Ngô Thị Quỳnh Lan**, Nguyễn Thị Kim Anh** TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa tình trạng SKRM và tác động của các vấn đề răng miệng lên sinh hoạt hàng ngày của học sinh 12, 15 tuổi tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 356 trẻ 12 tuổi và 251 trẻ 15 tuổi. Dữ liệu về bệnh răng miệng được thu thập qua việc khám răng miệng (hướng dẫn của WHO 1997); Dữ liệu chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe răng miệng được thu thập phỏng vấn theo hướng dẫn của chỉ số ChildOIDP. Kết quả: Trung bình SMT của học sinh 12 và 15 tuổi lần lượt là 1,67 và 3,19. Chỉ số nha chu CPI: chảy máu nướu là 2,12 và 2,74; vôi răng là 0,77 và 1,41. Tỷ lệ nhiễm fluor lần lượt là 9% và 3,6%. 84,6% trẻ 12 tuổi đã bị tác động của các vấn đề răng miệng lên ít nhất một hoạt động sinh hoạt hàng ngày trong 3 tháng qua. Điểm Child-OIDP chung dao động từ 0-31,94 (trung bình là 4,62 ± 4,95). Ăn nhai là hoạt động bị ảnh hưởng nhiều nhất (69,4%), kế đến là VSRM (35,1%) và cười (33,4%). Ở trẻ 15 tuổi, có 78,1% trẻ đã bị tác động của các vấn đề răng miệng lên ít nhất một hoạt động sinh hoạt hàng ngày trong 3 tháng qua. Điểm Child-OIDP chung dao động từ 0-26,39 (trung bình là 3,47±4,01). Ba hoạt động bị ảnh hưởng nhiều nhất là ăn nhai (62,9%), VSRM (36,7%) và cười (26,3%). Những vấn đề răng miệng phổ biến gây tác động lên 8 hoạt động hàng ngày là đau răng, ê răng, loét miệng, sưng nướu và chảy máu nướu. Ở lứa tuổi 15 các tình trạng lâm sàng của SKRM mà cụ thể là tình trạng sâu răng (chủ yếu tình trạng răng sâu hiện tại) và tình trạng nha chu là các yếu tố lâm sàng có mối liên quan có ý nghĩa thống kê trong việc tiên đoán các vấn đề răng miệng có tác động đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ (p 0,05) .
đang nạp các trang xem trước