tailieunhanh - Phân tích các bất ổn tài chính của Việt Nam theo khung phân tích bảng cân đối tài sản
Bài viết sử dụng khung phân tích bảng cân đối tài sản và phân tích nhân tố để phân tích bất ổn tài chính của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. Kết quả phân tích cho thấy sự sụt giảm giá trị bảng cân đối tài sản của khu vực ngân hàng, khu vực doanh nghiệp, thâm hụt ngân sách. đã gây ra các bất ổn tài chính tại Việt Nam. | TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 18, SỐ Q2 - 2015 PHÂN TÍCH CÁC BẤT ỔN TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM THEO KHUNG PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI TÀI SẢN EMPLOYING BALANCE SHEET APPROACH AND EXPLORATORY FACTOR ANALYSIS TO EXAMINE THE FINANCIAL INSTABILITY OF VIETNAM Trần Hùng Sơn, Nguyễn Tôn Nhân, Hoàng Trung Nghĩa Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG - HCM - Email: sonth@ (Bài nhận ngày 15 tháng 12 năm 2014, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 20 tháng 05 năm 2015) TÓM TẮT Bài viết sử dụng khung phân tích bảng cân đối tài sản và phân tích nhân tố để phân tích bất ổn tài chính của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. Kết quả phân tích cho thấy sự sụt giảm giá trị bảng cân đối tài sản của khu vực ngân hàng, khu vực doanh nghiệp, thâm hụt ngân sách. đã gây ra các bất ổn tài chính tại Việt Nam. Trên cơ sở kết quả phân tích bài viết đã đưa ra một số hàm ý chính sách để ổn định tài chính. Từ khóa: bất ổn tài chính, khung phân tích bảng cân đối tài sản, phân tích nhân tố. ABSTRACT This paper examines the financial instability of Vietnam using the balance sheet approach and exploratory factor analysis. We found that the deterioration in financial and non-financial sector balance sheets as well as fiscal deficit resulted in financial instability of Vietnam, thereby offering some suggestions to stabilize the Vietnamese financial system. Key words: financial instability, balance sheet approach, exploratory factor analysis. 1. GIỚI THIỆU Tại Việt Nam, những bất ổn vĩ mô đã bắt đầu xuất hiện từ năm 2007, đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, như: lạm phát cao; tỉ giá biến động khó lường; thâm hụt ngân sách cao với tình trạng nợ công và nợ nước ngoài đang dần đến ngưỡng nguy hiểm, thị trường tài chính tiền tệ dễ tổn thương với những biến động mạnh về lãi suất; thanh khoản hệ thống ngân hàng căng thẳng; tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn trên tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng tăng mạnh; sự sụt giảm của thị trường tài sản, cả thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản bị
đang nạp các trang xem trước