tailieunhanh - Văn hóa quốc gia và chất lượng dịch vụ
Nội dung bài viết giới thiệu các quan niệm về văn hóa, văn hóa quốc gia, kết nối văn hóa, văn hóa quốc gia trong lĩnh vực dịch vụ đặc biệt là chất lượng dịch vụ tại các quốc gia khác nhau trên thế giới. | Nghiên Cứu & Trao Đổi Văn hóa quốc gia và chất lượng dịch vụ Lư Trà Thu NCS Đại học Bách khoa B ài viết này giới thiệu các quan niệm về văn hóa, văn hóa quốc gia, kết nối văn hóa, văn hóa quốc gia trong lĩnh vực dịch vụ đặc biệt là chất lượng dịch vụ tại các quốc gia khác nhau trên thế giới. Kết quả chính của bài viết là tìm được ba khe hổng nghiên cứu quan trọng thông qua việc tổng hợp, phân tích, và đánh giá một số nghiên cứu lý thuyết/thực tiễn có trước. Từ khóa: Văn hóa, văn hóa quốc gia, chất lượng dịch vụ. 1. Giới thiệu 2. Văn hóa và văn hóa quốc gia Chuyển từ thế kỷ 20 sang 21, toàn cầu hóa nổi lên như là một hiện tượng có ý nghĩa quan trọng trong thị trường thế giới ngày nay. Toàn cầu hóa được nghiên cứu từ nhiều khía cạnh khác nhau như văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội, (Manrai & Manrai, 2011). Dịch vụ càng ngày càng trở nên quan trọng (Malhotra, Ulgado, Agarwal, Shainesh, & Wu, 2005). Các lý thuyết về văn hóa được đưa vào các nghiên cứu của ngành khoa học xã hội như kinh doanh quốc tế, quản trị quốc tế, tiếp thị dịch vụ ngày càng nhiều từ những thập niên cuối thế kỷ 20. Trong những năm gần đây, sự quan tâm đến nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa đến hành vi người tiêu dùng ngày càng tăng (de Mooij & Hofstede, 2011). Mục tiêu của bài viết là tổng quan lý thuyết giúp phát hiện ra vấn đề nghiên cứu đang được chú ý trong thời gian gần đây. . Văn hóa Văn hóa là gì? Có rất nhiều quan niệm về “văn hóa”. Cho đến nay, đã có tới hàng trăm định nghĩa theo các cách hiểu khác nhau về văn hoá (theo nhân học, triết học, dân tộc học, tâm lý học, xã hội học, .). Một định nghĩa sớm nhất, cổ điển nhất do Tylor (1871) đưa ra trong cuốn Văn hóa nguyên thủy (The Origins of Culture). “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về dân tộc học, là một phức thể toàn diện bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người hoạch đắc với tư cách là thành viên của xã hội.” Theo Kluckhohn (1951,
đang nạp các trang xem trước