tailieunhanh - Xử lý thành phần hữu cơ khó phân hủy sinh học trong nước rỉ rác bằng quá trình hấp phụ sử dụng bùn giấy

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát khả năng hấp phụ của bùn giấy được hoạt hóa đối với thành phần hữu cơ khó phân hủy sinh học trong nước rỉ rác và trên cơ sở đó đánh giá khả năng sử dụng vật liệu này trong điều kiện xử lý thực tế. | TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 17, SOÁ M1-2014 Xử lý thành phần hữu cơ khó phân hủy sinh học trong nước rỉ rác bằng quá trình hấp phụ sử dụng bùn giấy • Lê ðức Trung • Trần Minh Bảo Viện Môi Trường và Tài Nguyên, ðHQG-HCM (Bài nhận ngày 22 tháng 08 năm 2014, nhận ñăng ngày 13 tháng 10 năm 2014) TÓM TẮT Bùn giấy từ hệ thống xử lý nước thải của nhà máy sản xuất giấy ñược sử dụng làm vật liệu hấp phụ (VLHP) ñể xử lý thành phần hữu cơ khó phân hủy sinh học trong nước rỉ rác. Bùn giấy sau khi ñược hoạt hóa có thành phần cellulose khoảng 52 % (tính trên lượng khô) ñược sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả thu ñược cho thấy khả năng hấp phụ của bùn giấy bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như pH, thời gian và tỷ lệ sử dụng. Trong ñiều kiện hấp phụ tĩnh hiệu suất xử lý thành phần hữu cơ khó phân hủy tính theo giá trị COD (ñã khử BOD) trong nước rỉ rác ñạt 86,5 % ở pH = 6, sau 150 phút khuấy trộn với tốc ñộ 150 vòng/phút. Tỷ lệ ñộ sụt giảm thành phần COD trong mước rỉ rác trên khối lượng VLHP sử dụng cao nhất ñạt 12,8 mg/g (lượng vật liệu khô). T khóa: Bùn giấy; vật liệu hấp phụ; nước rỉ rác; hữu cơ khó phân hủy sinh học. 1. ðẶT VẤN ðỀ ðiển hình nhất của thành phần hữu cơ khó phân hủy sinh học trong nước rỉ rác là các hợp chất humic. Chúng là những polyme mang màu, làm cho nước rỉ rác luôn có màu vàng ñậm hoặc nâu sẫm. Các thành phần này trong nước rỉ rác thường ñược loại bỏ bằng các quá trình hóa lý trong hệ thống công nghệ xử lý như: hấp phụ, ôxy hóa và lọc thẩm thấu ngược. Ôxy hóa ñược xem là phương pháp xử lý hiệu quả do có khả năng phá hủy gần như tất cả các liên kết hóa học bền vững của các chất ô nhiễm hữu cơ, ñồng thời quá trình xảy ra nhanh. Tuy nhiên chi phí xử lý, bao gồm thiết bị, hóa chất, vận hành và bảo dưỡng, cũng rất cao tương tự như ñối với phương pháp lọc thẩm thấu ngược, do vậy những phương pháp này không có tính khả thi cao khi áp dụng trong thực tế xử lý tại Việt nam [1]. Trong khi ñó hấp phụ có thể xem là phương pháp ñơn giản, dễ áp dụng và có chi

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.