tailieunhanh - Kết quả sớm và theo dõi dài hạn sau phẫu thuật sửa chữa hồi lưu tĩnh mạch phổi bất thường hoàn toàn
Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá kết quả sớm và theo dõi dài hạn sau mổ sửa chữa hồi lưu tĩnh mạch phổi bất thường hoàn toàn tại Viện Tim TP. Hồ Chí Minh. bài viết để nắm rõ nội dung chi tiết của đề tài nghiên cứu này. | KẾT QUẢ SỚM VÀ THEO DÕI DÀI HẠN SAU PHẪU THUẬT SỬA CHỮA HỒI LƯU TĨNH MẠCH PHỔI BẤT THƯỜNG HOÀN TOÀN Nguyễn Thị Quý*, Hoàng Anh Khôi*, Nguyễn Minh Trí Viên*, Phan Kim Phương* TÓM TẮT Hồi lưu tĩnh mạch phổi bất thường hoàn toàn (HLTMPBTHT) là một dị tật tim bẩm sinh (TBS) hiếm, chỉ khoảng 1 – 2% trẻ sanh ra mắc bệnh tim bẩm sinh. Biểu hiện lâm sàng khác nhau nếu hệ thống dẫn lưu tĩnh mạch bị tắc nghẽn hoặc không bị tắc nghẽn. HLTMPBTHT có tắc nghẽn cần phải được can thiệp phẫu thuật cấp cứu, trong khi HLTMPBTHT không tắc nghẽn có thể để mổ chương trình. Tuy nhiên thường được can thiệp phẫu thuật ngay khi đã được chẩn đoán. Tăng áp động mạch phổi (TAĐMP) sau mổ vẫn còn là vấn đề khó khăn. Mục tiêu: Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá kết quả sớm và theo dõi dài hạn sau mổ sửa chữa HLTMPBTHT tại Viện Tim TP. Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu: Từ 1993 đến 2008, 79 bệnh nhi được phẫu thuật sửa chữa triệt để HLTMPBTHT, gồm thể trên tim (32 bệnh nhân); trong tim (45 bệnh nhân); và hỗn hợp (2 bệnh nhân). 42 nam (53,2%) và 37 nữ (46,8%). Tuổi trung bình (năm) là 3,71 ± 4,10 (1 tháng – 14 tuổi). Trọng lượng trung bình (kg) là 10,24 ± 6,08 (3,2 – 27). Tất cả bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật chỉ dựa trên kết quả siêu âm tim trước mổ. Năm bệnh nhân (8,2%) có kết hợp với các thương tổn khác ngoài tồn tại ống động mạch và thông liên nhĩ gồm thông liên thất (2), màng xơ trên van 2 lá (1); kênh nhĩ thất bán phần (1), hẹp nhánh phế quản trái bẩm sinh (1). 10 trường hợp (12,7%) có biểu hiện tắc nghẽn cần phải can thiệp mổ cấp cứu ngay sau khi điều trị nội khoa ổn định. 58/79 bệnh nhân có TAĐMP mức độ trung bình hoặc nặng trước mổ. Xử trí TAĐMP sau mổ với thông khí kiểm soát 02 100%, duy trì tăng thông khí nhẹ, an thần với midazolam và fentanyl tối thiểu trong 24 giờ hoặc lâu hơn khi có chỉ định. Từ năm 2005, chúng tôi bắt đầu điều trị TAĐMP còn tồn tại sau mổ với Prostacyclin (Iloprost) truyền tĩnh mạch hoặc phun khí dung kết hợp với Sildenafil qua đường uống. Kết quả: Thời
đang nạp các trang xem trước