tailieunhanh - Mô hình diễn biến phân bố rừng ngập mặn Cần Giờ dưới tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng

Phạm vi nghiên cứu của bài viết này bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính của huyện Cần Giờ với tổng diện tích tự nhiên ha, trong đó tập trung vào khu rừng ngập mặn Cần Giờ. nội dung chi tiết của tài liệu. | Science & Technology Development, Vol 18, 2015 Mô hình diễn biến phân bố rừng ngập mặn Cần Giờ dưới tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng Hoàng Văn Thơi1 Nguyễn Thị Thanh Mỹ 2 Phạm Quốc Khánh3 Lê Thanh Quang1 Nguyễn Khắc Điệu1 1 Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ Sở Tài nguyên và Môi trường 3 Viện Môi trường và Tài nguyên, ĐHQG-HCM 2 (Bài nhận ngày 30 tháng 10 Năm2014, nhận đăng ngày 19 tháng 03 năm 2015) TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn RNM Cần Giờ HCM, đối tượng là các loài như Mắm trắng, Đước, Chà là và Bần chua; đề tài xây dựng các mô hình diễn biến RNM theo kịch bản BĐKH và nước biển dâng; lập mô hình diễn biến sự phân bố của các loài theo các kịch bản; sử dụng phương pháp chồng lớp các loại bản đồ địa hình, phân bố thảm thực vật để tính toán diện tích phân bố của từng loài, lập phương trình tương quan. Kết quả xác định được loài Đước có ha, Bần chua có 80,7 ha, Chà là có ha, Mắm trắng có ha phân bố theo các cấp độ cao địa hình từ 1,7 m đến 5,1 m. Tuy nhiên đa số diện tích lại tập trung ở độ cao – 0,2 m đến 2,4 m với 99,19 %. Diện tích có độ cao dưới mực nước trung bình (0 m) là 476,99 ha. Diện tích có độ cao trên mực nước biển trung bình là ha và diện tích có độ cao ngang với mực nước biển trung bình là 641,39 ha. Đã xác định được độ cao thích hợp và độ cao phân bố cho từng loài và nhóm loài theo độ cao địa hình. Đã lập và kiểm tra tính phù hợp của 4 phương trình mô phỏng tương quan của loài và nhóm loài theo độ cao địa hình và diện tích phân bố, làm cơ sở để xác định được diện tích phân bố của loài và nhóm loài theo các kịch bản BĐKH. Từ khóa: mô hình, rừng ngập mặn, nước biển dâng THIỆU Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất và đang đe dọa trực tiếp đến sự sống của các hệ sinh thái trên trái đất. Trong số các hệ sinh thái, rừng ngập mặn (RNM) có nguy cơ bị đe dọa nhiều nhất do tính dễ bị tổn thương khi có sự gia tăng mực nước biển do ảnh hưởng của BĐKH

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.