tailieunhanh - Kịch nói trong đời sống văn học-nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

Bài viết này nhằm khái quát quá trình hình thành và phát triển của kịch nói Thành phố Hồ Chí Minh trên cả hai bình diện văn học và sân khấu từ khi hình thành đến nay. nội dung chi tiết của tài liệu. | TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X4-2015 Kịch nói trong đời sống văn học-nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Lưu Trung Thủy Đại học Quốc gia- TP. HCM TÓM TẮT: Trong lịch sử kịch nói Việt Nam, Sài Gòn là một trong những nơi sớm tiếp thu thể loại kịch nói từ phương Tây. Tuy kịch nói Sài GònThành phố Hồ Chí Minh phải trải qua một quá trình lịch sử hình thành và phát triển nhiều thăng trầm nhưng đó là một quá trình liên tục, không đứt gãy. Quá trình phát triển đó đã tạo nên những tích lũy và tiền đề để đưa kịch nói Thành phố Hồ Chí Minh phát triển mạnh mẽ trong khoảng thập niên cuối thế kỷ XX và thập niên đầu thế kỷ XXI trong bối cảnh hoạt động kịch nói cả nước có phần trầm lắng. Mặc dù vậy trong vài năm trở lại đây, kịch nói Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu phát triển chững lại, bộc lộ những bất cập từ kịch bản văn học, nghệ thuật biểu diễn đến tổ chức biểu diễn. Đây là thời điểm thích hợp để nhìn lại toàn bộ quá trình hình thành và phát triển, đúc rút ra những bài học kinh nghiệm cho sự phát triển bền vững của kịch nói Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh thời gian tới. Từ khóa: kịch nói, văn học kịch, sân khấu kịch, kịch nói Thành phố Hồ Chí Minh Đặt vấn đề Theo bước chân của người Pháp, kịch nói xuất hiện tại Sài Gòn vào nửa cuối thế kỷ XIX. Thể loại kịch nói tại Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh có một sự phát triển nhiều thăng trầm trước khi giữ một vị trí quan trọng trong đời sống văn học-nghệ thuật của thành phố. Là một thể loại du nhập hoàn toàn từ phương Tây, đặt trong bối cảnh phát triển của văn học cũng như sân khấu Việt Nam, kịch nói Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh có một quá trình phát triển khá đặc biệt. Sự đặc biệt ấy thể hiện ở chỗ mặc dù được tiếp nhận từ khá sớm nhưng trong gần 50 năm kịch nói không phải là loại hình sân khấu chiếm vị trí trung tâm trong đời sống văn họcnghệ thuật của người dân thành phố. Dù có nỗ lực thế nào, kịch vẫn xếp sau cải lương - thể loại kịch hát mới của Nam bộ. Đây là một hiện tượng khá đặc biệt trong tiến trình hình thành,

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG