tailieunhanh - Ca Văn Thỉnh – nhân sĩ Nam Bộ sưu tầm văn học dân gian Nam Bộ

Bài viết này giới thiệu tổng quan sự nghiệp sưu tầm văn học dân gian Nam Bộ của Ca Văn Thỉnh nhằm giúp các nhà nghiên cứu và những ai quan tâm có cái nhìn khách quan, toàn diện hơn về đóng góp của Ca Văn Thỉnh trong việc bảo tồn văn hóa, văn học dân gian Nam Bộ. | SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, Ca Văn Thỉnh – nhân sĩ Nam Bộ sưu tầm văn học dân gian Nam Bộ Lê Sỹ Đồng Trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương TÓM TẮT: Từ trước tới nay tuy đã có nhiều bài viết đánh giá về sự nghiệp văn học của Ca Văn Thỉnh nhưng có thể nói chưa có bài viết nào tìm hiểu về việc sưu tầm, nghiên cứu về văn học dân gian Nam bộ của Ca Văn Thỉnh. Bài viết nhỏ này, chúng tôi giới thiệu tổng quan sự nghiệp sưu tầm văn học dân gian Nam Bộ của Ca Văn Thỉnh nhằm giúp các nhà nghiên cứu và những ai quan tâm có cái nhìn khách quan, toàn diện hơn về đóng góp của Ca Văn Thỉnh trong việc bảo tồn văn hóa, văn học dân gian Nam Bộ. Từ khóa: Ca Văn Thỉnh; sưu tầm; văn học dân gian Việt Nam; bảo tồn văn hóa văn học dân gian 1. Tổng quan sự nghiệp văn học của Ca Văn Thỉnh Ca Văn Thỉnh là một trong những nhân sĩ Nam bộ tiêu biểu thế kỉ XX. Trước năm 1945, ông có gần 20 mươi năm (1928-1945) làm đốc học tỉnh Bến Tre. Sau khi Ca Văn Thỉnh cùng phái đoàn Nam bộ ra chiến khu Việt Bắc báo cáo tình hình Nam bộ vào ngày 20/3/1946, ông được GS. Đăng Thái Mai giao lại quyền Bộ Trưởng Bộ Giáo dục. Kể từ đó, ông được chính quyền Cách mạng giao giữ nhiều chức vụ khác nhau như: Năm 1947, ông được đặc trách Bí thư Kỳ ủy Đảng Dân Chủ Nam Bộ. Năm 1956, ông làm lãnh sự tại Indonesia. Từ năm 1968 đến năm 1975, ông được trở lại làm Giám đốc Thư viện Khoa học Xã hội Trung ương, rồi về Nam Bộ làm cán bộ Ban Tuyên Huấn Trung ương cục miền Nam. Từ sau 1975, ông là Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh. Và, trong sự nghiệp chung ấy, Ca Văn Thỉnh luôn dành tình cảm đặc biệt cho Nam Bộ. Đó là sự trân quý một vùng văn học của những con người ngay thẳng, yêu lao động, yêu quê hương đất nước. Là nhân sĩ Nam Bộ, Ca Văn Thỉnh hơn ai Trang 40 hết hiểu được những giá trị văn học mà cha anh mình đã tạo ra nên ông đã dày công sưu soạn. Các tác phẩm văn học mà Ca Văn Thỉnh sưu soạn có những phần đã được đăng báo, in thành sách rải rác từ năm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.