tailieunhanh - Phong cách học nữ quyền và vấn đề câu mang đặc trưng giới tính

Bài viết Phong cách học nữ quyền và vấn đề câu mang đặc trưng giới tính trình bày Phong cách học nữ quyền (PCHNQ) là một dạng của phong cách học được thúc đẩy bởi động lực chính trị nhằm mục đích phát triển một nhận thức về cách thức vấn đề giới tính được thể hiện trong văn bản,. . | TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TẠP CHÍ KHOA HỌC JOURNAL OF SCIENCE KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES ISSN: 1859-3100 Tập 15, Số 2 (2018): 52-67 Vol. 15, No. 2 (2018): 52-67 Email: tapchikhoahoc@; Website: PHONG CÁCH HỌC NỮ QUYỀN VÀ VẤN ĐỀ CÂU MANG ĐẶC TRƯNG GIỚI TÍNH Nguyễn Thế Truyền* Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh Ngày nhận bài: 31-01-2018; ngày nhận bài sửa: 10-02-2018; ngày duyệt đăng: 23-02-2018 TÓM TẮT Phong cách học nữ quyền (PCHNQ) là một dạng của phong cách học được thúc đẩy bởi động lực chính trị nhằm mục đích phát triển một nhận thức về cách thức vấn đề giới tính được thể hiện trong văn bản. Mục đích cuối cùng của PCHNQ là thay đổi nhận thức về vấn đề giới tính thông qua phân tích những vấn đề được phản ánh trong văn bản, từ đó dẫn đến thay đổi nhận thức xã hội và thay đổi thực trạng xã hội. Qua tham khảo các tài liệu của Mills (1995, 2006) và Montoro (2014), bài viết này giới thiệu một cái nhìn tổng quan về PCHNQ (khái niệm, nguồn gốc, hướng nghiên cứu, cách tiếp cận và phương pháp) cho bạn đọc Việt Nam. Bài viết cũng dành một số trang giới thiệu nội dung nghiên cứu cụ thể và có nhiều điểm lí thú của PCHNQ là vấn đề câu mang đặc trưng giới tính, nhằm giúp người đọc hình dung được phần nào nội dung và thao tác làm việc của phân ngành phong cách học còn khá mới mẻ này. Từ khóa: phong cách học nữ quyền, phong cách học phương Tây đương đại, phê bình nữ quyền, ngôn ngữ học nữ quyền, ngôn ngữ học phê phán, câu mang đặc trưng giới tính. ABSTRACT Feminist stylistics and the issue of gendered sentence Feminist stylistics is a form of politically motivated stylistics whose aim is to develop an awareness of the way gender is handled in the texts. Its final goal is to change awareness of the gender through analysing issues in the texts, with a view to changing awareness and reality of our society. By referring to the works of .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN