tailieunhanh - Kế toán các quá trình kinh doanh_chương 7

Tham khảo tài liệu 'kế toán các quá trình kinh doanh_chương 7', tài chính - ngân hàng, kế toán - kiểm toán phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Chương 7 Kế toán các quá trình kinh doanh chủ yếu 7 tiết Mục đích học tập của chương Sinh viên cần phải biết tổng hợp vận dụng các khái niệm nguyên tắc phương pháp kế toán đã nghiên cứu ở các chương trước để phản ánh quá trình kinh doanh của doanh nghiệp nhằm trau dồi các kỹ năng nhận biết đo lường phân tích và ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Cụ thể sinh viên cần phải 1. Hiểu được qui trình kế toán ba quá trình chủ yếu của chu kỳ kinh doanh từ đó hiểu rõ hơn qui trình kế toán nói chung. 2. Vận dụng được các nguyên tắc và phương pháp kế toán vào phân tích đo lường và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu trong doanh nghiệp. 3. Làm quen với các sơ đồ tài khoản kế toán tổng hợp mô tả quá trình kinh doanh. . Khái quát về quá trình kinh doanh Để bắt đầu khởi nghiệp doanh nghiệp phải đặt ra mục tiêu kinh doanh rõ ràng và phải huy động được vốn. Doanh nghiệp có thể tiến hành huy động vốn theo nhiều con đường khác nhau như từ các thành viên góp vốn từ chủ sở hữu của doanh nghiệp hoặc từ các khoản nợ vay. Huy động được vốn doanh nghiệp sẽ tiến hành đầu tư thông qua việc mua sắm các yếu tố đầu vào để thực hiện các hoạt động sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ đạt được mục tiêu kinh doanh đặt ra tạo ra lợi nhuận và tạo ra tiền đảm bảo có thể trả các khoản vay khi chúng đến hạn. Có thể nói quá trình kinh doanh chính là quá trình sử dụng tiền vốn để tạo ra số tiền nhiều hơn số tiền đã bỏ ra ban đầu. Quá trình này lặp đi lặp lại theo một trật tự nhất định tạo thành chu kỳ kinh doanh và trong quá trình kinh doanh vốn của doanh nghiệp thay đổi cả về hình thái vật chất lẫn giá trị. Chu kỳ kinh doanh diễn ra qua ba quá trình quá trình cung cấp mua các yếu tố đầu vào bao gồm sức lao động tư liệu lao động và đối tượng lao động quá trình sản xuất ba yếu tố đầu vào kết hợp với nhau để tạo ra giá trị tạo ra sản phẩm hàng hoá đáp ứng nhu cầu của xã hội và quá trình bán hàng thực hiện giá trị của sản phẩm hàng hoá trên thị trường để thu hồi vốn bỏ ra đồng thời tạo ra lợi nhuận. .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN