tailieunhanh - Tôn giáo và văn hóa

Nội dung bài viết trình bày những vấn đề về tôn giáo và văn hóa, suy nghĩ phương pháp luận về tôn giáo và văn hóa, định nghĩa về tôn giáo và văn hóa, mối quan hệ giữa tôn giáo, tín ngưỡng và văn hóa, đặc điểm lịch sử của mối quan hệ giữa tôn giáo, tín ngưỡng và văn hóa. | Đỗ Quang Hưng Tôn giáo kà văn hóa 10 ĩ ffl BíáB W văn ftóa . DỎ QUANG HUNG Nhập để Những năm gần đây vấn đề tôn giáo và văn hóa hoặc ngược lại văn hóa và tôn giáo thu hút không ít sự quan tâm của các nhà nghiên cứu văn hóa học tôn giáo học cũng như nhiều chuyên ngành khoa học xã hội khác. Đặc biệt kể từ khi Đảng ta thông qua Nghị quyết Trung ương V 1998 khóa VIII về những nhiệm vụ chiến lược văn hóa trong tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước theo đó nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tôn giáo trở thành một trong mười nhiệm vụ chiến lược ấy. Bài viết này của chúng tôi muốn đưa ra một cái nhìn có tính tổng thể về lý thuyết cũng như thực tiễn của mối quan hệ này. Và cũng xin được coi chỉ là những suy nghĩ tẳn mạn về một chủ đề khá quen thuộc nhưng cũng còn nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn phải trao đi đổi lại. Bài viết của chúng tôi có hai phần 1- Tôn giảo và văn hóa mấy suy nghĩ phương pháp luận. 2- Văn hóa tôn giáo và đời sống văn hóa ở nước ta hiện nay. Dưới đây là nhữhg nội dung cụ thể. Phần I Tôn giáo và văn hóa mầy suy nghĩphuơng pháp luận Trở lại vấn đề định nghĩa tôn giáo có liên quan đến mối quan hệ gỉữa tôn giáo và văn VIỆN NGHIÊN cứu TÔN GIÁO hóa. Cũng như nhiều khái niệm khác việc định nghĩa về tôn giáo tín ngưỡng rất phức tạp một công việc mà như có người nói việc định nghĩa nó giống như câu chuyện của tháp Babel1. Nhưng một điều chắc chắn là trong các xã hội Châu Á dù là một nơi có hệ thống tôn giáo phong phú lâu đời nhất nhưng ít ai đưa ra định nghĩa. Trong khu vực của văn minh Trung Hoa trước khi tiếp xúc với người phương Tây tôn giáo thường đồng nghĩa với đạo hoặc tông giáo. Đạo với ý nghĩa là con đường chủ yếu được hiểu là đạo lý là giáo huấn lời dạy. Người ta cũng không phân biệt có sự khác nhau rõ rệt giữa những đạo nhập nội như Thiên Chúa giáo Hồi giáo thậm chí Phật giáo với những hình thức tín ngưỡng bản địa như đạo thờ Mau đạo thờ ông bà tổ tiên thờ cúng tổ tiên . Chắc chắn rằrig kể từ khi tiếp xúcVới học .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN