tailieunhanh - Mấy gợi nghĩ về thị trường cổ vật nước ta

Nội dung bài viết Mấy gợi nghĩ về thị trường cổ vật nước ta trình bày về thực trạng thị trường cổ vật nước ta, những định hướng và giải pháp chính nhằm mở ra và phát triển thị trường cổ vật chính thức, hợp pháp trong những năm tới. | số 2 27 - 2009 - Di sản văn hóa vật thể Mây gợi nghĩ về E2 NGUYỄN HŨU TOÀN - Đặt vấn để 1- Mặc dù cho đến nay vẫn có những định nghĩa khác nhau về thị trưòng nhưng nhìn chung nói tới thị trường là nói tới lĩnh vực lưụ thông hàng hóa và toàn bộ những hoạt động mua bán hàng hóa. Dĩ nhiên trong thực tiễn cuộc sống sẽ có những hoạt động lưu thông mua bán hàng hóa diễn ra công khai hợp pháp- thường được gọi là thị trường chính thức hoặc thị trường hợp pháp cũng có những hoạt động lưu thông mua bán hàng hóa diễn ra không công khai bất hợp pháp- thường được gọi là thị trưởng bất hợp pháp hoặc thị trường phi chính thức thị trường ngầm cổ vật cũng là hàng hóa một loại hàng hóa đặc biệt. Theo đó trên thực tiễn cũng đã và đang tồn tại cả thị trưởng cổ vật hợp pháp chính thức và thị trường cổ vật bất hợp pháp phi chính thức ở đây trong phạm vi vấn đề đang quan tâm chúng tôi chủ yếu hướng sự trình bày của mình vào vấn đề thị trường cổ vật hợp pháp chính thức - thực trạng và những giải pháp chính để phát triển. 2- Theo cách hiểu thông thường những di sản văn hóa vật thể quý hiếm có thể di chuyển cục DI SẢN VĂN HÓA được thường gọi là các động sản đều là cộ vật còn theo Điểu 4 Luật di sản văn hóa những di sản văn hóa ỏ dạng này được chia thành 3 loại - Di vật là hiện vật được lưu truyền lại có giá trị lịch sử văn hóa khoa học. - Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại có giá trị tiêu biểu về lịch sử văn hóa khoa học có từ một trăm năm tuổi trở lên. - Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử văn hóa khoa học. Trong khi đó vẫn về những di sản văn hóa kể trên Công ước UNESCO 1970 Công ước về các biện pháp ngăn cấm xuất nhập khẩu và chuyển giao trái phép quyền sở hữu tài sản văn hóa tại Điều 1 lại định danh là các tài sản văn hóa nghĩa là những tài sản xét theo khía cạnh tôn giáo và phi tôn giáo được từng quốc gia ấn định có tầm quan trọng đặc biệt về khảo cổ học tiền lịch sử văn học nghệ thuật khoa học và thuộc vào