tailieunhanh - Nghiên cứu điều kiện môi trường, đặc điểm sinh trưởng, dinh dưỡng của sá sùng (Sipunculus robustus Keferstein, 1865) tại vùng triều ven biển Cam Ranh - Khánh Hòa

Sá sùng (Sipunculus robustus Keferstein, 1865) là loài sinh vật sống ở vùng bãi triều, có giá trị dinh dưỡng cao. Trong những năm gần đây, khai thác quá mức và ô nhiễm vùng triều ven biển Khánh Hòa đã làm nguồn lợi sá sùng giảm sút nghiêm trọng. Vì vậy, việc nghiên cứu môi trường sống, đặc điểm sinh trưởng, dinh dưỡng của sá sùng tại đây là rất cần thiết nhằm góp phần bảo vệ nguồn lợi sá sùng. | Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 2/2011 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG, ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, DINH DƯỠNG CỦA SÁ SÙNG (Sipunculus robustus Keferstein, 1865) TẠI VÙNG TRIỀU VEN BIỂN CAM RANH - KHÁNH HÒA STUDY ON NUTRITIONAL CHARACTERISTICS OF SAND WORM (SIPUNCULUS ROBUSTUS KEFERSTEIN, 1865) IN COASTAL TIDAL ZONE OF CAM RANH- KHANH HOA Tôn Nữ Mỹ Nga, Nguyễn Văn Thanh, Ngô Anh Tuấn Khoa Nuôi trồng Thủy sản - Trường Đại học Nha Trang TÓM TẮT Sá sùng (Sipunculus robustus Keferstein, 1865) là loài sinh vật sống ở vùng bãi triều, có giá trị dinh dưỡng cao [4]. Trong những năm gần đây, khai thác quá mức và ô nhiễm vùng triều ven biển Khánh Hòa đã làm nguồn lợi sá sùng giảm sút nghiêm trọng. Vì vậy, việc nghiên cứu môi trường sống, đặc điểm sinh trưởng, dinh dưỡng của sá sùng tại đây là rất cần thiết nhằm góp phần bảo vệ nguồn lợi sá sùng. Một nghiên cứu đã được thực hiện trong vòng 6 tháng (12/2009 - 6/2010), kết quả cho thấy tại môi trường sống của chúng, thành phần chất đáy gồm 63,2% - 82,5% cát, 17,5% - 36,8% mùn bã hữu cơ. Chiều dài của sá sùng dao động trong khoảng 7,20 cm - 29,60 cm, trung bình là 17,47 cm. Khối lượng toàn thân dao động trong khoảng 4,28g 49,36g, trung bình 17,80g. Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng toàn thân của sá sùng được biểu thị qua phương trình W = 0,219xL1,521 (R = 0,867), giữa chiều dài và khối lượng thân không nội tạng được biểu thị qua phương trình Wk = 0,046xL1,729 (R = 0,857). Trong thành phần thức ăn của sá sùng, mùn bã hữu cơ chiếm tỉ lệ cao 71,5% - 76,1%, cát 23,9% - 28,5%. Các loài tảo có trong môi trường trầm tích cũng như môi trường nước đều có trong hệ tiêu hóa của sá sùng và là các loài thường gặp ở vùng triều ven biển. Sá sùng có thể thu nhận thức ăn trong khi di chuyển và khi không di chuyển. Khi không di chuyển, sá sùng dùng phần vòi vươn dài ra xung quanh để lọc các loài tảo silic cũng như các mảnh vụn hữu cơ. Từ khóa: dinh dưỡng, môi trường sống, sá sùng, sinh trưởng, .