tailieunhanh - Angkor - Di sản văn hóa thế giới

Nội dung bài viết giới thiệu về nền văn minh Khmer và những di sản văn hóa vô giá còn lại: Angkor Wat, Angkor Thom, Preah Khan, Ta Prohm và Đền Banteay Srei. Bài viết trình bày về các yếu tố kiến trúc và chi tiết trang trí cụ thể của từng ngôi đền. | Trường Đại học Dân lập Văn Lang - Nội san Khoa học & Đào tạo, số 5, 11/2005 ANGKOR – DI SẢN VĂN HOÁ THẾ GIỚI ThS. KTS. LÝ THẾ DÂN Nền văn minh Khmer phát triển rực rỡ từ đầu thế kỷ thứ 9 cho tới giữa thế kỷ 15 rồi lụi tàn và mau chóng chìm vào quên lãng, để lại cho đất nước và nhân dân Campuchia những di sản văn hóa vô giá. Ngày nay nền văn minh này chỉ còn là những phế tích rải rác khắp đất nước, chìm lút trong rừng già hay bị chính bàn tay con người tàn phá. Trong số đó, Angkor là nơi có các ngôi đền đẹp nhất, còn nguyên vẹn nhất và tập trung với mật độ cao nhất. Toàn khu Angkor bao gồm hơn 35 đền thờ lớn nhỏ, xây dựng từ cuối thế kỷ thứ 9 cho tới cuối thế kỷ 12, nằm phía Bắc đất nước Campuchia. Trong khuôn khổ của bài báo, tôi chỉ xin giới thiệu dưới đây một số ngôi đền được coi là đẹp nhất của Angkor: 1. Ngôi đền đầu tiên trong số đó là Angkor Wat, có mặt trên lá quốc kỳ Campuchia ngày nay. Angkor Wat, nằm cách Siem Reap 6 km về phía Bắc, được xây dựng và khoảng nửa đầu thế kỷ 12 dưới triều Surayavarman II. Đây là công trình lớn nhất trong quần thể Angkor và là một trong những tác phẩm kiến trúc nổi bật nhất. Sự hoàn hảo của bố cục, sự cân đối, tỷ lệ thức, những bức phù điêu và điêu khắc của đền khiến nó trở thành một trong những đền thờ đẹp nhất thế Angkor - Di sản văn hóa thế giới - ThS. Lý Thế Dân giới. Đền được xây dựng vào đúng giữa thời kỳ phát triển cực thịnh của nghệ thuật Khmer. Từ Wat, xuất phát từ tiếng Thái dùng để chỉ một ngôi chùa, có lẽ được gắn với tên gọi của Angkor khi nó được chuyển thành một ngôi đền thờ Phật vào thời gian khoảng thế kỷ 16. Sau khi kinh đô của vương quốc chuyển về Phnom Penh, Angkor Wat được giao cho các nhà sư chăm sóc. Một số nhà nghiên cứu cho rằng Angkor Wat được thiết kế bởi Divakarapandita, tể tướng và cố vấn tối cao của đức vua, người được coi là hiện thân của một vị thần Hindu giáo. Người Khmer giao công việc xây dựng Angkor Wat cho kiến trúc sư bậc thầy Visvakarman. Việc xây dựng có lẽ được tiến hành vào đầu triều

TỪ KHÓA LIÊN QUAN