tailieunhanh - Ebook Nguồn gốc văn hóa Việt Nam

Ebook Nguồn gốc văn hóa Việt Nam của Kim Định trình bày về nền móng Việt Nho, đóng góp của Lạc Việt, đóng góp của Hoa Tộc trong nền văn hóa Việt Nam, chân trời huyền sử, tinh túy Việt Nho và hướng vọng quê tố trong nguồn gốc văn hóa Việt. | Kim Định Nguồn Gốc Văn Hóa Việt Nam 1 Nguồn Gốc Văn Hoá Việt Nam - Kim Định Mục Lục KHAI TỪ I. Nền móng Việt Nho II. Đóng góp của Lạc Việt III. Đóng góp của Hoa Tộc IV. Phương pháp huyền sử V. Chân trời huyền sử VI. Tinh túy Việt Nho VII. Hướng vọng quê tố PHỤ TRƯƠNG VIII. Trả lời những thắc mắc IX. Những học giả mở đầu X. Những thám quật mới nhất XI. Việt Nho tự kiểm điểm XII. Bốn ngàn năm văn hiến 2 Nguồn Gốc Văn Hoá Việt Nam - Kim Định Khai Từ Với bất cứ dân tộc, hay tôn giáo nào, hễ đã nói tới nguồn gốc là trở thành vấn đề nghĩa là nói đến những khó khăn, những nghi ngờ, do dự, tìm kiếm rồi nhân đó nẩy ra rất nhiều ý kiến, nhiều giả thuyết. Nước Việt Nam tất nhiên không nằm ngoài thông lệ đó được: vì nguồn gốc thường bị chôn sâu dưới những dĩ vãng hỗn tạp: ai dám tự hào biết đích xác và biết hết cả được. Thành ra mỗi thuyết chỉ nói lên được một vài điểm nào đó. Người sau thấy có những điều thiếu sót thì lại đưa ra một thuyết mới, để cố nói lên những điều bỏ sót nọ, và đấy là trường hợp Việt Nho, nó dựa trên một số sự kiện hoặc bị các thuyết trước bỏ quên hoặc để lu mờ sau đây: - Trước hết là mối liên hệ giữa Việt Nam và Bách Việt bị bỏ lơ là, nhiều người còn cho là không liên hệ chi cả với người còn cho là không liên hệ chi cả với người Việt Nam này. - Không đặt nổi được sự dị biệt giữa hai thứ Nho Giáo, một của thị dân, một của thôn dân, nên không nhìn ra trận tuyến văn hóa đích thực nằm giữa Hán Nho và Nho sơ khởi mà lại đặt lầm sang địa hạt chính trị giữa Tàu vàViệt. - Bởi thế thay vì nhìn nhận mối liên hệ thâm sâu giữa văn hóa Việt Nam với Nho Giáo, thì lại đặt chúng trên hai trận tuyến chống nhau. - Do đó không thể nói lên cách lí giải đâu là nét đặc trưng của văn hóa nước nhà, ít ra những nét cơ bản nhất. -Vì vậy không thễ thiết lập nổi cho nước một chủ đạo thích hợp tính tình phong thổ và trình độ tiến hóa riêng biệt. Đấy là những khuyết điểm mà Việt Nho muốn bổ cứu. Có thể nói năm điểm trên thuộc