tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Chính sách phân phối vì người nghèo ở Việt Nam

Nội dung đề tài nghiên cứu trình bày tổng quan nghiên cứu về chính sách phân phối và giảm nghèo, cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về chính sách phân phối vì người nghèo, thực trạng chính sách phân phối vì người nghèo ở Việt Nam, định hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách phân phối vì người nghèo trong bối cảnh mới của Việt Nam. | MỞ ĐẦU 1. Thuyết minh sự cần thiết của đề tài Nghèo đói là vấn đề luôn tồn tại trong bất kỳ một xã hội nào, từ những nước nghèo, có nền kinh tế lạc hậu cho đến những nước có nền kinh tế phát triển vào bậc nhất trên thế giới. Ở Việt Nam từ khi đổi mới và tiến hành cải cách kinh tế vào năm 1986, Việt Nam đã đạt được những thành tựu phát triển về kinh tế xã hội ấn tượng. Sau gần 30 năm đổi mới, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được đánh giá là nhanh với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt mức cao. Trung bình giai đoạn từ 1990 đến 2007, GDP của Việt Nam đạt 7,5%, giảm xuống 6,1% giai đoạn 2008 – 2011 và hơn 5% trong các năm 2012, 2013 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới. Tăng trưởng kinh tế ổn định đã thực sự trở thành một yếu tố quan trọng để đạt được một số mục tiêu xã hội như nâng cao mức sống của người dân, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo Tuy nhiên, tỷ lệ nghèo của Việt Nam hiện nay vẫn còn ở mức cao. Năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam là 11,1% theo chuẩn nghèo giai đoạn 2006 - 2010. Số lượng người nghèo tập trung phần lớn ở khu vực nông thôn, chiếm 22,1% tổng số người nghèo của cả nước, trong đó vùng núi Tây Bắc là nơi có tỷ lệ người nghèo cao nhất trong cả nước (chiếm 58,7%). Thêm vào đó, khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, miền, giữa các nhóm dân cư ngày càng tăng. Theo điều tra mới nhất của Tổng cục thống kê về mức sống dân cư năm 2012, trong khi thu nhập bình quân của người Việt Nam đạt đồng/người/tháng thì nhóm nghèo nhất mỗi tháng một người chỉ thu nhập đồng, còn thu nhập trung bình của nhóm giàu nhất lên tới trên triệu đồng1. Khoảng cách này đang giãn ra ngày càng rộng và không chỉ giữa đô thị và nông thôn, mà ngay trong các vùng quê, chênh lệch giàu nghèo cũng ngày càng lớn. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam một mặt đã đem lại nhiều cơ hội thay đổi chất lượng cuộc sống cho người nghèo, song bên cạnh đó cũng đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.