tailieunhanh - Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động thực tập nghề làm bánh của học sinh Trường nghiệp vụ nhà hàng, thành phố Hồ Chí Minh
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn từ đó đề xuất các biện pháp nhằm quản lý, tổ chức điều khiển hoạt động thực tập nghề làm bánh của học sinh trường Nghiệp vụ Nhà hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. | Đối với trong nước vấn đề nghiên cứu quản lý hoạt động đào tạo nghề rất được quan tâm. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề ra chủ trương phát triển Giáo dục, đào tạo và dạy nghề giai đoạn 2006-2010 là: "Phát triển mạnh hệ thống giáo dục nghề nghiệp, tăng nhanh quy mô đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho các khu công nghiệp, các vùng kinh tế động lực và cho xuất khẩu lao động. Mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề, phát triển trung tâm dạy nghề quận huyện. Tạo chuyển biên căn bản về chất lượng dạy nghề tiếp cận với trình độ tiên tiên của khu vực và thế giới. Đẩy mạnh xã hội hoá, khuyến khích phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng, linh hoạt: dạy nghề ngoài công lập, tại doanh nghiệp, tại làng nghề." Thể chế hoá chủ trương của Đảng về phát triển dạy nghề, quốc hội đã ban hành luật Giáo dục- năm 2005, quy định dạy nghề có ba trình độ đào tạo (Sơ cấp nghề, Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề). Luật Dạy nghề năm 2006, quy định chi tiết về tổ chức, hoạt động của cơ sở dạy nghề; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dạy nghề. Trong luật dạy nghề đã xác định chính sách đầu tư của Nhà nước về phát triển dạy nghề: "Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để đổi mở nội dung, chương trình và phương pháp dạy nghề, phát triển đội ngũ giáo viên, hiện đại hoá thiết bị, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề, tập trung xây dựng một số cơ sở dạy nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới; chú trọng phát triển dạy nghề ở các vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn; đầu tư đào tạo các nghề thị trường lao động có nhu cầu, nhưng khó thực hiện xã hội hoá. Ngay sau Đại hội XI của Đảng, Chính phủ đã sớm phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020 với quan điểm chỉ đạo: Phát triển nhân lực trên cơ sở Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 phát huy vai trò quyết định của yếu tố con người, phát triển nhân lực là khâu đột phá để thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu của Chiến lược phát triển nhân lực được xác định: “Đưa nhân lực Việt Nam trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng nhất để phát triển bền vững đất nước, hội nhập quốc tế và ổn định xã hội, nâng trình độ năng lực cạnh tranh của nhân lực nước ta lên mức tương đương các nước tiên tiến trong khu vực, trong đó một số mặt tiếp cận trình độ các nước phát triển trên thế giới”
đang nạp các trang xem trước