tailieunhanh - Tự do kinh tế và quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Bài viết chỉ ra những ảnh hưởng tích cực của tự do hoá kinh tế tới sự thịnh vượng kinh tế, gia tăng việc làm, ổn định tiền tệ ở nhiều quốc gia trên thế giới và phân tích quá trình mở rộng tự do kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 25 (2009) 217-229 Tự do kinh tế và quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ThS. Trần Quang Tuyến* Khoa Kinh tế Chính trị, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 19 tháng 9 năm 2009 Tóm tắt. Sau hơn hai thập niên thực hiện mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam mà cốt lõi của nó là quá trình mở rộng sự tự do cho nền kinh tế, đã có những tác động mạnh mẽ tới hầu hết các lĩnh vực kinh tế và xã hội. Bài viết tập trung làm rõ những nội dung liên quan tới tự do kinh tế và quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Mặc dù cho tới nay, Ủy ban Châu Âu (EC) và Mỹ đã đưa ra một số tiêu chí để đánh giá nền kinh tế thị trường nhưng nhìn chung các tiêu chí này mang tính chất định tính và khó định lượng. Vì vậy, xuất phát từ cách đặt vấn đề bản chất của nền kinh tế thị trường là tự do kinh doanh, tự do trao đổi, tự do lao động, hay nói một cách ngắn gọn và đầy đủ nhất, đó là “tự do kinh tế”. Tác giả đã phân tích quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, được nhìn nhận như là sự mở rộng của mức độ tự do kinh tế trong gần hai thập kỷ qua. Bài viết chỉ ra những ảnh hưởng tích cực của tự do hoá kinh tế tới sự thịnh vượng kinh tế, gia tăng việc làm, ổn định tiền tệ ở nhiều quốc gia trên thế giới và phân tích quá trình mở rộng tự do kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. trường, chúng ta hiểu ngay đó là cơ chế kinh tế mà mọi giao dịch mua bán các yếu tố đầu vào cho sản xuất và sản phẩm đầu ra “Khi nói đến kinh tế thị đều được giao trường là nói đến nguyên tắc dịch mua bán “tự do kinh tế”, bao gồm các trên thị trường. quyền tự do của người sản Cơ chế kinh tế xuất kinh doanh, quyền lựa của nền kinh tế chọn của người tiêu dùng, tự thị trường được do của người lao động trong Adam Smith ví như “bàn tay vô lựa chọn công việc và

TỪ KHÓA LIÊN QUAN