tailieunhanh - Bài viết Bạo hành trẻ em trong gia đình và nhà trường - ThS Lê Thị Ngọc Dung

Bài viết nêu lên thực trạng bạo lực trẻ em ở Việt Nam, mối quan hệ giữa bạo lực gia đình và bạo lực trẻ em, nguyên nhân của hiện tượng bạo lực trẻ em, hậu quả của bạo lực trẻ em và vai trò của cha mẹ, thầy cô trong gia đình và nhà trường về vấn đề này. | Bạo hành trẻ em trong gia đình và nhà trường ThS. Lê Thị Ngọc Dung Viện Nghiên cứu Phát triển Việt Nam là một trong những thành viên đầu tiên tham gia Công ước quốc tế về Quyền Trẻ em, nhưng tình trạng trẻ em bị bạo hành trong gia đình và nhà trường vẫn còn xảy ra ở mức độ khá nghiêm trọng. Các hình thức bạo lực đối với trẻ em là: chửi mắng thô tục, làm nhục, dùng đòn roi để trấn áp để lại hậu quả hết sức nặng nề về thể chất và tinh thần của trẻ. Các vụ việc bạo hành mà một số bậc cha mẹ, thầy cô, người thân gây ra cho trẻ em đã được phát hiện và đưa lên báo chí, khiến dư luận xã hội rất căm phẫn, đồng thời xã hội cũng lo ngại về sự xuống cấp của chuẩn mực đạo đức, sự thiếu vắng môi trường văn hoá chuẩn mực của giáo dục. Hiện tượng bạo lực gây ra cho trẻ em trong gia đình và nhà trường đang là vấn đề bức xúc và được quan tâm đặc biệt vì mức độ ngày càng gia tăng của nó. Đề tài này cũng được bàn luận nhiều trong các cuộc hội thảo, tọa đàm. Gần đây nhất là cuộc tọa đàm “Bạo lực trẻ em trong nhà trường, thực trạng và giải pháp” do Sở Lao động thương binh và xã hội Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vào ngày 25-12-2008[1] thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu xã hội, nhà quản lý nhà trường và chính quyền, ban, ngành. Bạo lực gia đình hiện đang là vấn đề nhức nhối của xã hội. Xu hướng bạo lực từ gia đình đã ảnh hưởng đến cách hành xử của học sinh với bạn bè và những người xung quanh. Các nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra rằng, trẻ em có tuổi thơ sống trong hoàn cảnh bạo lực hoặc là nạn nhân của bạo lực, có hành vi bạo lực cao hơn nhiều so với những trẻ bình thường. Nếu trong một gia đình không có sự yêu thương chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên, thì có thể sinh ra tổn thương tâm lý ở trẻ em và dẫn tới những phản ứng bạo lực, gây gổ, thù hằn ở trẻ. Bạo lực gia đình gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và thể xác, chấn động về mặt tinh thần, gây rối loạn về mặt trật tự xã hội, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách của trẻ em. Trường .

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.