tailieunhanh - Sự phát triển kinh tế hàng hóa ở Mỹ Tho thế kỷ XVII – XVIII
Từ đầu thế kỷ XVII, người Việt đã đến sinh sống trên vùng đất Mỹ Tho. Năm 1679, đoàn quân tướng Trung Hoa do Dương Ngạn Địch dẫn đầu được chúa Nguyễn cho vào Mỹ Tho khai phá đất đai. Người Việt, người Hoa chung tay lao động, biến vùng đất Mỹ Tho trở thành ruộng vườn, làng xóm đông đúc. Người Hoa vốn thạo về thương nghiệp nên chẳng bao lâu Mỹ Tho trở thành một phố thị sầm uất, cảnh buôn bán ngày càng nhộn nhịp | Science & Technology Development, Vol 13, 2010 SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HÓA Ở MỸ THO THẾ KỶ XVII – XVIII Trần Thuận Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM TÓM TẮT: Từ đầu thế kỷ XVII, người Việt đã đến sinh sống trên vùng đất Mỹ Tho. Năm 1679, đoàn quân tướng Trung Hoa do Dương Ngạn Địch dẫn đầu được chúa Nguyễn cho vào Mỹ Tho khai phá đất đai. Người Việt, người Hoa chung tay lao động, biến vùng đất Mỹ Tho trở thành ruộng vườn, làng xóm đông đúc. Người Hoa vốn thạo về thương nghiệp nên chẳng bao lâu Mỹ Tho trở thành một phố thị sầm uất, cảnh buôn bán ngày càng nhộn nhịp. Do hội đủ những yếu tố cơ bản như sản xuất ra được một khối lượng sản phẩm dồi dào; đội ngũ thương nhân xuất hiện; một hệ thống giao thông mở rộng khắp vùng,. nên Mỹ Tho nhanh chóng xuất hiện nền kinh tế hàng hóa. Sự hưng thịnh của phố chợ Mỹ Tho ngay từ cuối thế kỷ XVII khởi đầu từ thóc gạo. Bấy giờ ở Mỹ Tho đã xuất hiện một ngôi chợ chuyên kinh doanh thóc gạo nổi tiếng khắp Nam bộ là Chợ Gạo. Phố thị Mỹ Tho được dựng lên ở nơi hợp lưu giữa sông Mỹ Tho và kênh Vũng Gù, một địa điểm hết sức thuận lợi cho việc thông thương với các trung tâm thương mại ở Đàng Trong như Cù Lao Phố, Sài Gòn, Phú Xuân,. Phố thị Mỹ Tho còn được xem là một thương cảng quốc tế. Hầu hết các chợ ở Tiền Giang đều có buôn bán lúa gạo. Hệ thống chợ quanh vùng như các vệ tinh, tạo cho Mỹ Tho trở thành trung tâm thương mại lớn có điều kiện để quan hệ với các trung tâm thương mại khác ở Đàng Trong. Thóc gạo ở Mỹ Tho còn được xuất khẩu ra nước ngoài, nhất là thị trường Trung Quốc. Lục tỉnh sớm nổi tiếng “nhất thóc nhì cau”. Vĩnh Long và Định Tường là nơi trồng nhiều cau hơn cả. Cau là mặt hàng bán rất chạy trên thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Mỹ Tho đã nhanh nhạy đáp ứng nhu cầu thị trường, người nông dân đã “chuyên canh hóa” nghề vườn, để rồi “thương mại hóa” trái cau nhằm tăng giá trị của loại nông sản này. Bên cạnh, Mỹ Tho còn cung cấp cho thị trường nhiều sản vật khác. Có thể nói, .
đang nạp các trang xem trước