tailieunhanh - Giải bài Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) SGK Lịch sử 11

Tài liệu giải bài tập 1,2,3 trang 73 SGK sẽ giúp các em hệ thống lại những kiến thức của bài học Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939). Đồng thời, với các định hướng gợi ý giải bài tập đi kèm sẽ là tài liệu hữu ích hỗ trợ các em trong quá trình tự trau dồi và rèn luyện kỹ năng giải bài tập. | A. Tóm tắt lý thuyết về Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) SGK Lịch sử 11 I. Nước Mĩ trong những năm 1918 – 1929 1. Tình hình kinh tế – Sau chiến tranh thế giới I, Mĩ có nhiều lợi thế. Chiến tranh đã đem đến những cơ hội vàng cho nước Mĩ: + Thu lợi nhuận lợi nhờ buôn bán vũ khí và hàng hóa. + Mĩ trở thành chủ nợ của châu Âu. + Mĩ cũng trở thành nước có dự trữ vàng lớn nhất thế giới (chiếm khoảng 1/3 số vàng của thế giới) + Áp dụng những thành tựu của khoa học – kỹ thuật, sử dụng phương pháp quản lý tiên tiến, mở rộng quy mô và chuyên môn hóa sản xuất đã góp phần đưa nền kinh tế Mĩ tăng trưởng hết sức nhanh chóng. + Mĩ bước vào thời kỳ phồn vinh trong suốt thập niên 20 của thế kỉ XX. – Biểu hiện: +Từ năm 1923 – 1929 kinh tế Mĩ đạt mức tăng trưởng cao. + Trong vòng 6 năm sản lượng công nghiệp tăng 69% năm 1929 Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới. Vượt qua sản lượng công nghiệp của 5 cường quốc, công nghiệp Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản cộng lại + Mĩ đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, thép, dầu lửa, đặc biệt là ô tô. Năm 1919 Mĩ có trên 7 triệu ô tô, đến năm 1924 là 24 triệu chiếc. Mĩ sản xuất 57% máy móc, 49% gang, 51% thép và 70% dầu hỏa của thế giới. + Về tài chính: Từ chỗ phải vay nợ của châu Âu 6 tỉ đô la trước chiến tranh, Mĩ đã trở thành chủ nợ của thế giới (riêng Anh và Pháp nợ Mĩ 10 tỉ đô la). Năm 1929 Mĩ nắm trong tay 60% số vàng dự trữ của thế giới + Với tiềm lực kinh tế đó đã giúp Mĩ khẳng định vị trí số 1 của mình và ngày càng vượt trội các đối thủ khác. – Hạn chế: + Nhiều ngành sản xuất chỉ sử dụng 60 đến 80% công suất, vì vậy nạn thất nghiệp xảy ra. + Không có kế hoạch dài hạn cho sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng. 2. Tình hình chính trị – xã hội Đảng Cộng hòa nắm quyền: – Ngăn chặn công nhân đấu tranh. đàn áp tư tưởng “tiến bộ” trong phong trào công nhân. – Ở Mĩ người lao động luôn phải đối phó với nạn thất nghiệp, bất công, đời sống của người lao động cực khổ nên

TỪ KHÓA LIÊN QUAN