tailieunhanh - Nâng cao chất lượng đào tạo thông qua phương pháp dạy học dựa trên vấn đề

Bài viết giới thiệu những nét cơ bản của phương pháp dạy học dựa trên vấn đề và phân tích về sự cần thiết và tính khả thi của phương pháp trong bối cảnh giáo dục đại học Việt Nam, và một số kinh nghiệm ban đầu của trường Đại học Nha Trang về việc triển khai áp dụng phương pháp này. | NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰA TRÊN VẤN ĐỀ TS. Lê Văn Hảo, Trường ĐH Nha Trang TÓM TẮT Trong xu thế đổi mới phương pháp giảng dạy đại học theo hướng lấy người học làm trung tâm, phương pháp dạy học dựa trên vấn đề (DHDTVĐ—ProblemBased Learning) đang được các nền giáo dục đại học ở nhiều nước quan tâm nghiên cứu và ứng dụng. Phương pháp DHDTVĐ xuất hiện lần đầu vào cuối những năm 1960 tại trường Đại học McMaster, Canada, sau đó được phát triển nhanh chóng tại các trường đại học khác trên thế giới. Mặc dù ra đời đã lâu, cho đến nay phương pháp này vẫn thu hút được sự quan tâm của những nhà nghiên cứu giáo dục. Chẳng hạn vào tháng 6/2002, một hội thảo quốc tế riêng về phương pháp DHDTVĐ được tổ chức tại Baltimore, Bang Maryland của Hoa Kỳ. Vào tháng 3/2007, một hội thảo quốc tế tương tự được tổ chức tại Singapore. Bài viết nhằm giới thiệu những nét cơ bản của phương pháp DHDTVĐ và phân tích về sự cần thiết và tính khả thi của phương pháp trong bối cảnh giáo dục đại học Việt Nam, và một số kinh nghiệm ban đầu của Trường ĐH Nha Trang về việc triển khai áp dụng phương pháp này. 1. Những định nghĩa về phương pháp dạy học dựa trên vấn đề Tùy thuộc vào góc độ nhìn nhận mà có thể định nghĩa phương pháp DHDTVĐ theo các cách sau đây: - DHDTVĐ là hoạt động học tập trong bối cảnh thực tiễn nhằm cung cấp kỹ năng giải quyết vấn đề, tăng cường năng lực tự học và khả năng làm việc nhóm [1]. - DHDTVĐ là phương pháp học tập trong đó các vấn đề có liên quan đến thực tiễn được lựa chọn cẩn thận và được sử dụng làm nền tảng cho chương trình học [2]. - DHDTVĐ là một cách tiếp cận tổng thể trong giáo dục, ở góc độ chương trình học lẫn quá trình học: chương trình học bao gồm những vấn đề được lựa chọn và thiết kế cẩn thận nhằm giúp người học tiếp nhận tri thức một cách có phê phán, tăng cường kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng tự học và kỹ năng làm việc nhóm; quá trình học có tính hệ thống như quá trình giải quyết vấn đề hoặc thử thách có thể gặp .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.