tailieunhanh - Mô hình quản lý khu bảo tồn biển dựa vào cộng đồng ở thôn Xuân Tự, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa
Bài viết nhằm giới thiệu khu bảo tồn biển Rạn Trào như một mô hình hiệu quả để bảo vệ tái tạo nguồn lợi rạn san hô cũng như góp phần cải thiện môi trường ven biển để hướng đến sự phát triển bền vững nghề cá của địa phương. | Tạp chí Khoa học-Công nghệ Thủy sản Số 2/2006 Trường Đại học Thủy sản MÔ HÌNH QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN BIỂN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở THÔN XUÂN TỰ, XÃ VẠN HƯNG, HUYỆN VẠN NINH, KHÁNH HÒA Thạc sĩ Nguyễn Lâm Anh Khoa NTTS, Trường ĐHTS Các khu bảo tồn biển (KBTB) đóng một vai trò quan trọng trong quản lý nghề cá trên toàn thế giới. Đó là do chức năng của chúng trong việc bảo vệ và phục hồi các nguồn lợi biển đang dần cạn kiệt trước những tác động ngày càng tăng của con người, trực tiếp như khai thác nguồn lợi hay gián tiếp khi tác động lên các môi trường sống của sinh vật biển. Ở Việt Nam, hệ thống các KBTB đã và đang được thiết lập nhằm mục đích bảo vệ các hệ sinh thái dọc theo bờ biển. Các KBTB này được quản lý hoặc là đơn vị hành chính của các cấp chính quyền hoặc đồng quản lý với sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương. Được thành lập theo quyết định số 437/TSKT, ngày 26 tháng 9 năm 2000 KBTB Rạn Trào ra đời với tổng diện tích 40 ha, trong đó vùng lõi 27 ha bao quanh rạn san hô. Cơ chế quản lý dựa vào cộng đồng với việc thành lập Nhóm hạt nhân do cộng đồng bầu ra để duy trì các hoạt động của KBTB như bảo vệ nguồn lợi và môi trường, trồng tái tạo nguồn lợi san hô, tham quan trao đổi học tập. đã chứng tỏ là một công cụ hiệu quả trong quản lý nghề cá bền vững. Các hoạt động khai thác hủy diệt bị ngăn chặn, các hoạt động khai thác thủy sản truyền thống chấm dứt ở vùng lõi và giảm nhiều ở vùng đệm đã làm cho mật độ cá tăng nhiều trong và xung quanh khu bảo tồn. 1. Đặt vấn đề Các Khu bảo tồn biển (KBTB) có chức năng duy trì và bảo vệ nguồn lợi cũng như sự đa dạng sinh học của sinh vật biển trong khu bảo tồn cũng như cung cấp sự bổ sung nguồn lợi cho các vùng xung quanh nó. Vào tháng 11-2001, Hội nghị nghề cá bền vững của các nước Đông Nam Á tổ chức ở Bangkok, Thái Lan đã nhấn mạnh việc cần thiết phải thiết lập hệ thống KBTB như một công cụ hiệu quả trong bảo vệ nguồn lợi trước nguy cơ cạn kiệt do các hoạt động khai thác của con người cũng như góp phần tái tạo nguồn lợi để
đang nạp các trang xem trước