tailieunhanh - Ăn mòn thép và anốt hy sinh của tàu thủy trong nước sông Thị Vải

Bài báo này nghiên cứu sự ăn mòn thép và anốt hy sinh của vỏ tàu thủy trong nước sông Thị Vải sạch và ô nhiễm ở nhiệt độ phòng, bằng các phương pháp: xác định tổn thất khối lượng, đo các đường cong phân cực thế động và đo tổng trở điện hóa. Các kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng , tuổi thọ của vỏ tàu thủy đã bị giảm khoảng hai lần bởi nước thải xả vào sông Thị Vải. Các tác giả đã đề nghị một biện pháp nhằm biến đổi tình trạng nghiêm trọng đó. | Science & Technology Development, Vol 13, - 2010 ĂN MÒN THÉP VÀ ANỐT HY SINH CỦA TÀU THỦY TRONG NƯỚC SÔNG THỊ VẢI Vũ Đình Huy, Lê Phạm Thành Kim Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM (Bài nhận ngày 09 tháng 04 năm 2009, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 29 tháng 10 năm 2009) TÓM TẮT: Bài báo này nghiên cứu sự ăn mòn thép và anốt hy sinh của vỏ tàu thủy trong nước sông Thị Vải sạch và ô nhiễm ở nhiệt độ phòng, bằng các phương pháp: xác định tổn thất khối lượng, đo các đường cong phân cực thế động và đo tổng trở điện hóa. Các kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng , tuổi thọ của vỏ tàu thủy đã bị giảm khoảng hai lần bởi nước thải xả vào sông Thị Vải. Các tác giả đã đề nghị một biện pháp nhằm biến đổi tình trạng nghiêm trọng đó. Từ khóa: ăn mòn thép, anốt hy sinh, sông Thị Vải. VẤN ĐỀ Mấy tháng gần đây, nhiều tàu thủy nước ngoài đã từ chối vận chuyển nguyên liệu, hàng hóa cho một số nhà máy qua Cảng Gò Dầu A và B trên sông Thị Vải (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai). Vì, khi đi qua đoạn sông này, các tàu thủy bị ăn mòn nghiêm trọng [1]. Nguyên nhân là do đoạn sông Thị Vải dài khoảng 10 km đã bị ô nhiễm cục bộ nặng nề, đặc biệt tại khu vực Cảng Gò Dầu A, nơi mà Công ty Vedan đã xả thẳng nước thải chưa qua xử lý xuống sông Thị Vải suốt 14 năm qua () [2, 3]. Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là: Đánh giá trong phòng thí nghiệm mức độ ăn mòn thép làm tàu thủy và anốt hy sinh bởi các mẫu nước sông Thị Vải sạch và ô nhiễm. Trên cơ sở đó, đề nghị biện pháp bảo vệ tàu thủy khỏi bị ăn mòn khi đi qua đoạn sông đang bị ô nhiễm này. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Mặt ngoài vỏ tàu thủy gồm hai phần chính: Thép làm vỏ tàu và các cục hợp kim nhôm, chúng được hàn vào vỏ tàu để đóng vai trò là anốt hy sinh (protector), bảo vệ vỏ tàu khỏi bị ăn mòn điện hóa học. Vì vậy, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là thép làm vỏ tàu thủy P110 và protector nhôm PAKM-65. Thành phần hóa học định danh của thép Trang 24 P110 (gọi tắt là thép), %: C (0,24), Mn (1,32), P .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.