tailieunhanh - Hướng dẫn giải bài 1,2 trang 57 SGK Lịch sử 12

Mời các em học sinh cùng tham khảo tài liệu giải bài tập SGK trang 57 dưới đây, tài liệu với các gợi ý đáp án tương ứng với từng bài tập trong SGK giúp các em biết cách giải bài tập một cách chuẩn xác nhất. Ngoài ra, việc tham khảo tài liệu để các em tự trau dồi kiến thức và nâng cao kỹ năng giải bài tập. | Bài tập 1 trang 57 SGK Lịch sử 12 Những yếu tố nào khiến Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm lớn của thế giới vào nửa cuối thế kỉ XX ? Hướng dẫn giải bài 1 trang 57 SGK Lịch sử 12 * Những yếu tố khiến Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm lớn của thế giới vào nửa cuối thế kỉ XX: Con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu. Người Nhật Bản được đào tạo chu đáo Có ý thức tổ chức kỷ luật, cần cù và tiết kiệm, có ý thức cộng đồng. Được trang bị kiến thức và nghiệp vụ. * Vai trò lãnh đạo, quản lý có hiệu quả của Nhà nước và các công ty: Thông tinh và dự báo tình hình kinh tế thế giới. Áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất và sức cạnh tranh của hàng hoá. Chi phí quốc phòng thấp nên tập trung đầu tư vốn cho kinh tế. Tận dụng tốt nguồn viện trợ của Mỹ, chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam để làm giàu. Bài tập 2 trang 57 SGK Lịch sử 12 Khái quát chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong thời kì Chiến tranh lạnh thế giới thứ hai đến năm 2000. Hướng dẫn giải bài 2 trang 57 SGK Lịch sử 12 Chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong thời kì Chiến tranh lạnh: * Từ năm 1947 đến năm 1952 Nhật Bản chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ bằng việc kí hai hiệp ước: Hiệp ước hòa bình Xan Phranxixcô và Hiệp ước an ninh Mĩ -Nhật (tháng 9 – 1951). Theo các hiệp ước đó, Nhật Bản chấp nhận đứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự  trên lãnh thổ Nhật Bản. * Từ năm 1952 đến năm 1973 Nhật Bản tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ. Hiệp ước an ninh Mĩ -Nhật được kéo dài vĩnh viễn. Năm 1956, Nhật Bản đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô và tham gia Liên hợp quốc. * Từ năm 1973 đến năm 1989 Với tiềm lực kinh tế tài chính ngày càng lớn mạnh, Nhật Bản bắt đầu đưa ra chính sách đối ngoại mới, thể hiện qua học thuyết Phucưđa (1977). Nội dung chủ yếu của học thuyết đó là tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước

TỪ KHÓA LIÊN QUAN