tailieunhanh - Thất nghiệp ở thanh niên Việt Nam và những hệ lụy
Bài viết Thất nghiệp ở thanh niên Việt Nam và những hệ lụy của Trịnh Thị Kim Ngọc trình bày khái niệm thất nghiệp, thực trạng thất nghiệp ở thanh niên trên toàn cầu, thực trạng thất nghiệp ở thanh niên Việt Nam và những hệ lụy từ thất nghiệp của thanh niên. | Thất nghiệp ở thanh niên Việt Nam và những hệ lụy THẤT NGHIỆP Ở THANH NIÊN VIỆT NAM VÀ NHỮNG HỆ LỤY TRỊNH THỊ KIM NGỌC * Tóm tắt: Thất nghiệp là tình trạng nan giải của nhiều nước. Ở Việt Nam tình trạng đó mới nảy sinh từ khi đất nước thực hiện chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Mặc dù so với thế giới, tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta trong những năm qua vẫn đang là con số khá khiêm tốn, nhưng vấn đề nảy sinh từ tình trạng thất nghiệp cao ở thanh niên đang ngày càng gia tăng. Đặc biệt, trong thời điểm đất nước bước vào cơ cấu dân số vàng, thì thất nghiệp ở thanh niên thực sự là một vấn nạn xã hội, là một thách thức của phát triển, làm mất đi các cơ hội được làm việc, cống hiến và quyền được phát triển của thanh niên, làm tổn thương tinh thần và trói buộc năng lực của những người đang nuôi nhiều khát vọng tốt đẹp cho tương lai tươi sáng của mình và của đất nước. Từ khóa: Thất nghiệp, thanh niên, hệ lụy của thất nghiệp. 1. Thất nghiệp là gì? Khái niệm thất nghiệp đã được bàn đến trên thế giới trong suốt thế kỷ XX. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) “Thất nghiệp là việc ngừng thu nhập do không có khả năng tìm được một việc làm thích hợp trong trường hợp người đó có khả năng làm việc và sẵn sàng làm việc”(1). Ba mươi năm sau, ILO lại đưa ra khái niệm về “người thất nghiệp” và khái niệm này đã được đón nhận rộng rãi ở cộng đồng quốc tế; “Người thất nghiệp bao gồm toàn bộ số người ở độ tuổi làm việc theo quy định trong thời gian điều tra, có khả năng làm việc, nhưng không có việc làm và vẫn đang đi tìm kiếm việc làm”. Từ 2 định nghĩa trên về khái niệm thất nghiệp và người thất nghiệp của ILO, chúng ta thấy rõ bốn tiêu chí cơ bản để xác định “người thất nghiệp” đó là: 1) Người trong độ tuổi lao động; 2) người có khả năng lao động; 3) đang không có việc làm; và 4) người đó vẫn đang tích cực đi tìm việc làm. Đây là các tiêu chí chung, mang tính khái quát cao, đã được nhiều chính phủ tán thành ủng hộ và lấy làm cơ sở để vận dụng xem xét khái niệm “người thất nghiệp” và tính
đang nạp các trang xem trước