tailieunhanh - Giải bài Chiến sự lan rộng ra cả nước cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884 nhà Nguyễn đầu hàng SGK Lịch sử 11

Tài liệu giải bài tập 1,2 trang 123 SGK sẽ giúp các em hệ thống lại những kiến thức của bài học Chiến sự lan rộng ra cả nước cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884 nhà Nguyễn đầu hàng. Đồng thời, với các định hướng gợi ý giải bài tập đi kèm sẽ là tài liệu hữu ích hỗ trợ các em trong quá trình tự trau dồi và rèn luyện kỹ năng giải bài tập. | A. Tóm tắt lý thuyết về Chiến sự lan rộng ra cả nước cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884 nhà Nguyễn đầu hàng SGK Lịch sử 11 I. THỰC DÂN PHÁP ĐÁNH CHIẾM BẮC KÌ LẦN THỨ NHẤT (1873). KHANG CHIẾN LAN RỘNG RA BẮC KÌ 1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất Sau khi Pháp đánh chiếm 6 tỉnh Nam Kì, tư tưởng chủ hòa trong triều đình thắng thế. - Chính trị: triều Nguyễn tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”. - Kinh tế: ngày càng kiệt quệ. - Xã hội: nhân dân bất bình, nổi dậy chống triều đình. - Nhiều sĩ phu muốn canh tân đất nước nhưng đa phần các đề nghị cài cách không được thực hiện. 2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kì lần thứ nhất (1873) - Sau khi chiếm Nam Kì, Pháp thiết lập bộ máy cai trị, biến nơi đây thành bàn đạp xâm chiếm Bắc Kì. - Viện cớ giúp triều đình nhà Nguyễn giải quyết vụ lái buôn Đuy-puy đang gây rối ở Hà Nội, Pháp đem quân xâm chiếm Bắc Kì. - Tháng 11/1873, Gác-ni-ê đem quân tới Hà Nội. Ngày 19/11/1873, Gác-ni-ê gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương – Tổng đốc thành Hà Nội, yêu cầu giải tán quân đội, nộp vũ khí và cho Pháp đóng quân trong nội thành. Không đợi trả lời, ngày 20/11/1873, Pháp chiếm thành; sau đó mở rộng đánh chiếm Hưng Yên, Phủ Lí, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định. 3. Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873 - 1874 - Khi Pháp đánh thành Hà Nội, 100 binh lính đã chiến đấu và anh dũng hi sinh tại ô Quan Chưởng. - Tổng đốc Nguyễn Tri Phương (73 tuổi )chỉ huy quân sĩ chiến đấu dũng cảm. Nguyễn Tri Phương hi sinh, thành Hà Nội thất thủ, quân triều đình nhanh chóng tan rã. Con trai ông Nguyễn Lâm cũng hi sinh - Nhân dân tiếp tục chiến đấu quyết liệt, buộc Pháp phải rút về các tỉnh lị cố thủ. - Trận đánh gây tiếng vang lớn là trận Cầu Giấy (21/12/1873). Gác-ni-ê tử trận. - Pháp hoảng hốt, tìm cách thương lượng với triều Huế kí Hiệp ước 1874. Theo đó, triều Huế nhượng hẳn 6 tỉnh Nam Kì cho Pháp, Việt Nam “chiểu” theo đường lối ngoại giao của Pháp, Pháp được

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.