tailieunhanh - Giải bài Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân SGK Lịch sử 10

Tài liệu hướng dẫn giải bài tập SGK trang 132 sẽ giúp các em học sinh thuận tiện hơn trong việc giải quyết các bài tập đi kèm. Nội dung chính của tài liệu bao gồm phần tóm tắt lý thuyết và gợi ý trả lời cho từng bài tập trong sách sẽ giúp các em học sinh nắm vững nội dung bài học và giải bài tập hiệu quả. Mời các em tham khảo! | A. Tóm tắt lý thuyết về Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân SGK Lịch sử 10 I. Tình hình xã hội và đời sống của nhân dân * Xã hội: – Trong xã hội sự phân chia giai cấp ngày càng cách biệt: + Giai cấp thống trị bao gồm vua quan, địa chủ, cường hào. + Giai cấp bị trị bao gồm đại đa số là nông dân. – Tệ tham quan ô lại thời Nguyễn rất phổ biến. – Ở nông thôn địa chủ cường hào ức hiếp nhân dân. Nhà nước còn huy động sức người, sức của để phục vụ những công trình xây dựng kinh thành, lăng tẩm, dinh thự * Đời sống nhân dân phải chịu nhiều gánh nặng: – Sưu cao, thuế nặng. Nhà nước chia vùng để đánh thuế rất nặng, tô tức của địa chủ cũng khá cao. Mỗi năm một người dân đinh phải chịu 60 ngày lao động nặng nhọc. – Chế độ lao dịch nặng nề. – Thiên tai, mất mùa đói kém thường xuyên. – Đời sống của nhân dân cực khổ hơn so với các triều đại trước. – Mâu thuẫn xã hội lên cao bùng nổ thành các cuộc đấu tranh II. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN VÀ BINH LÍNH Lược đồ phong tràghĩa nông dân dưới thời Nguyễn –  Nửa đầu thế kỷ XIX những cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra rầm rộ ở khắp nơi. Cả nước có tới 400 cuộc khởi nghĩa. –  Tiêu biểu: + Khởi nghĩa Phan Bá Vành 1821 – 1827 ở Sơn Nam  (Thái Bình) mở rộng ra Hải Dương, An Quảng đến năm 1827 bị đàn áp. Phan Bá Vành thủ lĩnh phong trào nông dân ở Bắc Kỳ, người làng Minh Giám (Vũ Thư – Thái Bình), giỏi võ. Năm 1921 – 1922 vùng châu thổ sông Hồng gặp đói lớn, trong khi đó nhà nước phong kiến và bọn địa chủ cường hào lại tăng cường bóc lột, nhân dân Nam Định, Thái Bình, Hải Dương bất bình nổi lên chống đối, Phan Bá Vành nhân đó lấy làng Minh Giám làm nơi tập hợp lực lượng phát động khởi quân đi đến đâu đều lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo vì vậy được nhiều người hưởng ứng, khởi nghĩa lan rộng. Năm 1926 Minh Mạng huy động lực lượng đàn áp khởi nghĩa, vì vậy nghĩa quân phải rút về xây dựng căn

TỪ KHÓA LIÊN QUAN