tailieunhanh - Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4 trang 129 SGK Lịch sử 10

Nội dung tài liệu gồm phần gợi ý cách giải bài hợp tác cùng phát triển trang 129 một cách chi tiết và dễ hiểu. Mời các em tham khảo tài liệu để có thêm những phương pháp giải bài tập hay, khoa học. | Bài tập 1 trang 129 SGK Lịch sử 10 Trình bày khái quát và nhận xét quá trình hoàn chỉnh bộ máy thống trị của nhà Nguyễn. Hướng dẫn giải bài 1 trang 129 SGK Lịch sử 10 Quá trình hoàn chỉnh bộ máy thống trị của nhà Nguyễn: Bộ máy chính quyền trung ương được tổ chức theo mô hình thời Lê. Nhưng do đất nước mới hợp nhất, nên vua Gia Long đã chia đất nước thành 3 vùng là Bắc thành, Gia Định thành và Trực doanh, về mặt danh nghĩa thì chính quyền trung ương cai quản cả nước, song trên thực tế triều đình chỉ trực tiếp cai quản miền Trung, còn các trấn ở Bắc thành và Gia Định thành do một Tổng trấn đứng đầu. Tổng trấn có quyền quyết định các công việc và chỉ báo cáo về trung ương khi có công việc quan trọng. Đến thời Minh Mạng, đã thực hiện cải cách hành chính vào năm 1831 - 1832 và bãi bỏ Bắc thành và Gia Định thành, chia cả nước thành 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên. Mỗi tỉnh có Tổng đốc. Tuần phủ cai quản, cùng hai ti Bố chính và Án sát. Dưới tỉnh là các phủ, huyện (châu ở miền núi), tổng, xã. Như vậy, bộ máy nhà nước thời Nguyễn cũng được tổ chức theo mô hình quân chủ chuyên chế cao độ thời Lê. Quá trình hoàn chỉnh bộ máy kéo dài trong 30 năm, qua hai triều vua là Gia Long và Minh Mạng. Đến thời Minh Mạng thì bộ máy thống trị đã được tổ chức hoàn chỉnh và thống nhất từ trung ương đến địa phương. Bài tập 2 trang 129 SGK Lịch sử 10 Hãy nêu những ưu điểm và hạn chế của kinh tế thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX. Hướng dẫn giải bài 2 trang 129 SGK Lịch sử 10 Những ưu điểm và hạn chế của kinh tế thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX: Nông nghiệp: Ưu điểm: Nhà nước đã ban hành lại chính sách quân điền, khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức và đã mở rộng thêm được diện tích trồng trọt. Hằng năm, nhà nước đã cố gắng bỏ tiền, thóc, huy động nhân dân sửa đắp đê điều, nạo vét kênh mương. Hạn chế: Ruộng đất của Nhà nước ngày càng bị thu hẹp và nông dân hầu như không có ruộng đất. Kinh tế nông nghiệp của nhà Nguyễn lạc hậu, các chính sách của nhà

TỪ KHÓA LIÊN QUAN