tailieunhanh - Ngôn ngữ học với việc dạy học Tiếng Pháp

Bài viết Ngôn ngữ học với việc dạy học Tiếng Pháp trình bày Lịch sử phát triển các phương pháp dạy ngoại ngữ của loài người đã trải qua hơn 5000 năm, đã đạt được nhiều kết quả tích cực, phục vụ nhu cầu giao tiếp, trao đổi, quan hệ hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học, giáo dục giữa các quốc gia trên thế giới,. . | NGÔN NGỮ SỐ 10 2012 NGÔN NGỮ HỌC VỚI VIỆC DẠY HỌC TIẾNG PHÁP ĐÌNH BÌNH* 2012 là năm Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Pháp, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, trước kia là Khoa tiếng Pháp, Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội kỉ niệm 50 năm thành lập (1962 - 2012). Nhân dịp này, chúng tôi muốn nói về những đóng góp quan trọng của ngôn ngữ học vào việc giảng dạy tiếng Pháp, trong đào tạo giáo viên tiếng Pháp để phục vụ nhu cầu của đất nước từ ngày thành lập Khoa đến nay. đào tạo từ thời Pháp thuộc, trong đó có thầy chủ nhiệm khoa đầu tiên, Nhà giáo nhân dân, nhà thơ Vũ Đình Liên với bài thơ nổi tiếng Ông Đồ, được tiếp thu những kiến thức của ngành ngôn ngữ học và một số ngành khoa học xã hội nhân văn như: tâm lí, xã hội học, văn hoá học, triết học, nhân học trong giảng dạy ngoại ngữ trên thế giới. Từ phương pháp giảng dạy truyền thống đến đường hướng hành động: Đây là phương pháp lâu đời nhất, còn được gọi là Ngữ pháp - dịch, với mục đích dạy cho người học nắm được các quy tắc ngữ pháp, nhớ được càng nhiều từ càng tốt để đọc hiểu và dịch những trích đoạn văn hay, những tác phẩm văn học nước ngoài, góp phần nâng cao kiến thức văn hoá chung. Phương pháp này coi ngôn ngữ là tập hợp các quy tắc và các trường hợp ngoại lệ, vì vậy học ngoại ngữ chính là học các quy tắc và các trường hợp ngoại lệ của ngoại ngữ đó. Nó đòi hỏi khả năng ghi nhớ của người học để làm các bài tập từ vựng, ngữ pháp, dịch ngược, dịch xuôi, do đó người ta còn gọi là phương pháp học thuộc lòng. Cách dạy học mang tính diễn Lịch sử phát triển các phương pháp dạy ngoại ngữ của loài người đã trải qua hơn 5000 năm, đã đạt được nhiều kết quả tích cực, phục vụ nhu cầu giao tiếp, trao đổi, quan hệ hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học, giáo dục giữa các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, tiếng Pháp là di sản của hơn 80 năm Pháp thuộc (1858 - 1945) và là một trong 6 ngoại ngữ được dạy trong hệ thống giáo dục phổ thông: Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Nhật và

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN