tailieunhanh - Ebook 36 kế ứng dụng trong kinh doanh và cuộc sống: Phần 2

Nội dung phần 2 cuốn sách "36 kế ứng dụng trong kinh doanh và cuộc sống" gồm 18 kế tiếp theo như: rút bớt củi dưới đáy nồi, nhân nước đục thả câu, ve sầu thoát xác, đóng cửa bắt trộm. Và những mưu kế khác. | Trảm thảo trừ căn (nhổ cỏ phải nhổ tận rễ), trị bệnh cần trị cho dứt. Nắm lấy mặt chính của mâu thuẫn, giải quyết vấn đề một cách căn bản. Nguyên văn: Bất địch kỳ lực, nhi tiêu kỳ thế, Đoài hạ Càn thượng chi tượng. Chú thích: 1. Bất dịch kỳ lực: Địch, công phá. Lực: Bộ phận kiên cố, mạnh nhất. 2. Thế: Khí thế. 3. Đoài hạ Càn thượng chi tượng: Trong lục thập tứ quái (64 quẻ) trong Kinh Dịch, quẻ Lữ là “Đoài hạ Càn thượng”. Thượng quái là Càn tức là trời, hạ quái là Đoài tức là ao hồ. Lại có câu Đoài là quẻ âm, là nhu. Càn là quẻ dương, là cương. Bên dưới Đoài, nếu xét trên tính quy luật và mối quan hệ tuần hoàn thì hạ tất xung thượng, vì vậy mới có câu “nhu khắc cương”. Kế này chính là phép vận dụng trên. Giải thích: Không trực tiếp đối đầu với mũi nhọn (điểm mạnh) của địch mà gián tiếp phá tan khí thế của địch. Hay nói cách khác là dùng biện pháp nhu khắc cương để biến thế yếu thành thế mạnh cho quân ta. Xuất xứ của mưu kế: Tên của kế này xuất phát từ câu “Trừu tân chỉ phất, tiễn thảo trừ căn” trong “Vi hầu cảnh phản di lương triều văn” do Nguỵ Mục thời Bắc Tề viết. Diễn giải: Kế “Rút bớt củi dưới đáy nồi” được biến hoá từ câu “Trừu tân chi phất, tiễn thảo trừ căn”, dùng để ví khi xử lý một việc gì đó không nên chỉ trị bề ngoài mà không trừ bệnh tận gốc rễ nơi phát sinh ra bệnh. Vận dụng kế này trong chiến tranh chính là: Trong lúc hai bên đối địch, kiếm đã tuốt trần, cung đã dương căng, ta nên tránh đối đầu trực diện với địch mà nên lén ra phía sau địch để tập kích, bí mật tấn công địch từ phía cạnh sườn, tuyệt đường rút lui của địch, bẻ gãy hậu phương của địch, từ đó đạt tới mục đích chiến thắng đối phương. Cạnh tranh là một trong những đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế thị trường. “Vật do trời chọn, vật nào thích ứng được thì sinh tồn”. Không có cạnh tranh thì không có sức sống. Giới nhân sĩ phương Tây cho rằng nếu doanh nghiệp không có sự cạnh tranh với nhau, có thể người tiêu dùng mãi mãi chỉ dừng chân tại thời đại bị bóc lột. Xét trên phương diện ý nghĩa