tailieunhanh - Khảo sát ảnh hưởng của hệ giằng bê tông cốt thép lên hiệu quả chống động đất của hệ thống cô lập móng – BIS (Base Isolation System)

Kết cấu công trình rất nhạy cảm với sự rung động của móng, chỉ cần một sự tác động nhỏ đến móng sẽ ảnh hưởng đến phần kết cấu bên trên, đặc biệt là tải trọng tác động trực tiếp đến móng là động đất. Khi có động đất xảy ra, lực cắt lớn tại chân cột sẽ gây phá hoại trực tiếp cho liên kết giữa cột và móng. | TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 9, SỐ 8 -2006 KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA HỆ GIẰNG BÊ TÔNG CỐT THÉP LÊN HIỆU QUẢ CHỐNG ĐỘNG ĐẤT CỦA HỆ THỐNG CÔ LẬP MÓNG – BIS (Base Isolation System) Nguyễn Văn Giang (1), Chu Quốc Thắng (2) (1) Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ (2) Đại học Quốc Tế, ĐHQG- HCM (Bài nhận ngày 18 tháng 01 năm 2006, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 03 tháng 09 năm 2006) TÓM TẮT : Kết cấu công trình rất nhạy cảm với sự rung động của móng, chỉ cần một sự tác động nhỏ đến móng sẽ ảnh hưởng đến phần kết cấu bên trên, đặc biệt là tải trọng tác động trực tiếp đến móng là động đất. Khi có động đất xảy ra, lực cắt lớn tại chân cột sẽ gây phá hoại trực tiếp cho liên kết giữa cột và móng. Do vậy, để công trình tồn tại, hoặc ta phải cấu tạo công trình thật cứng để kháng lực cắt lớn trên hoặc “làm mềm hóa” liên kết cột và móng, tức giảm các chuyển vị tương đối giữa móng và đỉnh công trình. Với ý tưởng như vậy, tác giả đã khảo sát việc bố trí hệ giằng xiên hợp lý trong công trình (giải pháp làm cứng phần kết cấu bên trên) kết hợp với giải pháp làm mềm hóa phần liên kết bên dưới giữa móng và công trình bằng gối cao su có lõi chì để tìm ra giải pháp tốt nhất nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả chống động đất cho công trình. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, người ta đã nghiên cứu và ứng dụng nhiều kỹ thuật mới trong điều khiển kết cấu nhằm làm giảm phản ứng do tải trọng gió và động đất gây ra. Lĩnh vực này có thể được chia thành ba nhóm chính: cô lập móng (base isolation), cản bị động (passive damping), điều khiển chủ động (active control) [1]. Trong ba giải pháp trên thì giải pháp cô lập móng được ứng dụng sớm và phổ biến hơn. Các lĩnh vực trên đã được nghiên cứu đầu tiên tại Mỹ những năm 1970, tại Nhật từ những năm 1980. Và hội nghị quốc tế lần thứ nhất về điều khiển kết cấu đã được tổ chức tại Pasadena, California - Mỹ vào tháng 8 năm 1984 với hơn 300 đại biểu từ 35 nước đến dự. Còn ở Việt Nam, điều khiển kết cấu là một lĩnh vực rất mới, chưa được nghiên cứu sâu. Tuy nhiên, .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN