tailieunhanh - Tối ưu vị tướng của kết cấu dàn phẳng sử dụng thuật giải mô phỏng luyện kim

Bài toán tối ưu vị tướng (Topology optimization) kết cấu dàn chủ yếu được phát biểu trong giới hạn của phương pháp kết cấu nền (ground structure approach) được đề nghị đầu tiên bởi Dorn [8].Trong phương pháp này, quá trình tìm kiếm bắt đầu từ một kết cấu nền ban đầu được tạo ra bởi một tập hợp n các điểm nút cho trước và n(n -1) / 2 liên kết thanh có thể giữa các nút. | TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 11, SOÁ 05- 2008 TỐI ƯU VỊ TƯỚNG CỦA KẾT CẤU DÀN PHẲNG SỬ DỤNG THUẬT GIẢI MÔ PHỎNG LUYỆN KIM Bùi Công Thành, Trương Tuấn Hiệp Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG – HCM 1. GIỚI THIỆU Bài toán tối ưu vị tướng (Topology optimization) kết cấu dàn chủ yếu được phát biểu trong giới hạn của phương pháp kết cấu nền (ground structure approach) được đề nghị đầu tiên bởi Dorn [8].Trong phương pháp này, quá trình tìm kiếm bắt đầu từ một kết cấu nền ban đầu được tạo ra bởi một tập hợp n các điểm nút cho trước và n(n − 1) / 2 liên kết thanh có thể giữa các nút (). Các phương pháp số được sử dụng để loại bỏ các thanh không cần thiết trong kết cấu nền ban đầu này để tìm ra một kết cấu dàn tối ưu. Các phương pháp qui hoạch phi tuyến (nonlinear programming) truyền thống chỉ ứng dụng thành công trong các bài toán nhỏ và rất khó khăn để tìm ra lời giải tối ưu toàn cục. Gần đây, một số lượng các phương pháp tối ưu toàn cục nổi lên như là những thuật toán triển vọng để giải quyết các bài toán tối ưu phức tạp. Các phương pháp phổ biến nhất bao gồm: Thuật giải di truyền, mô phỏng luyện kim (SA), tabu search P Hinh. 1. Kết cấu nền có 12 nút và 66 thanh Trong bài báo này sẽ trình bày một chiến lược dựa vào thuật giải SA để tối ưu đồng thời kích thước và vị tướng của kết cấu dàn phẳng theo phương pháp kết cấu nền. Liên quan đến khả năng ứng dụng và hiệu quả của thuật giải SA cho bài toán, trong nghiên cứu này sẽ xem xét hai vấn đề; đầu tiên là một phương pháp đặc trưng để đáp ứng việc tạo ra các vị tướng khác nhau giữa thiết kế hiện hành và thiết kế dự tuyển sẽ được kết hợp chặt chẽ vào trong thuật giải, thứ hai là hiệu quả của thuật giải SA khi sử dụng hai thông số bổ sung là “thông số Boltzmann có trọng số (weighted Botzmann parameter)” và “thông số Botzmann tới hạn (critical Botzmann parameter)” được đề nghị bởi Hasancebi [5]. 2. PHÁT BIỂU BÀI TOÁN TỐI ƯU VỊ TƯỚNG (TOPOLOGY) KẾT CẤU DÀN Bài toán thiết kế tối ưu đồng thời kích thước và vị tướng .

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.