tailieunhanh - Phát triển chương trình đào tạo giáo viên giáo dục công dân theo tiếp cận năng lực

Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên Giáo dục công dân đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay là một yêu cầu cấp thiết. Để làm được điều đó, đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Bài viết phân tích và làm rõ các giải pháp cơ bản xây dựng chương trình đào tạo giáo viên Giáo dục công dân theo tiếp cận năng lực; mục tiêu đào tạo; hệ thống năng lực; chuẩn đầu ra; phương pháp giảng dạy; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. | Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 3B (2017), tr. 29-36 PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN GIÁO DỤC CÔNG DÂN THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Đinh Thế Định Khoa Giáo dục chính trị, Trường Đại học Vinh Ngày nhận bài 25/10/2017, ngày nhận đăng 25/12/2017 Tóm tắt: Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên Giáo dục công dân đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay là một yêu cầu cấp thiết. Để làm được điều đó, đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Bài viết phân tích và làm rõ các giải pháp cơ bản xây dựng chương trình đào tạo giáo viên Giáo dục công dân theo tiếp cận năng lực; mục tiêu đào tạo; hệ thống năng lực; chuẩn đầu ra; phương pháp giảng dạy; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. 1. Đào tạo giáo viên Giáo dục công dân theo tiếp cận năng lực - Yêu cầu và thực trạng a. Yêu cầu khách quan Việc đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo giáo viên Giáo dục công dân đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục phổ thông được dựa trên các căn cứ khách quan, bám sát các Văn kiện của Đảng, Nghị quyết của Chính phủ, sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nêu rõ: “Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lí tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội” [1, tr. 216]. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã chỉ rõ: “Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học; hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, ph hợp với

TỪ KHÓA LIÊN QUAN