tailieunhanh - Đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục đại học theo chu trình PCD

Trong bài báo này, chúng tôi giới thiệu về chu trình đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục PDCA (Plan-Do-Check-Act) và cách thức áp dụng chu trình này vào việc nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Vinh. | Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 4B (2017), tr. 71-76 ĐÁNH GIÁ VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THEO CHU TRÌNH PCDA Nguyễn Thị Uyên (1), Trần Xuân Sang (2), Trần Thị Kim Oanh (3) 1 Viện Kỹ thuật và Công nghệ, Trường Đại học Vinh 2 ,3 Viện Sư phạm Tự nhiên, Trường Đại học Vinh Ngày nhận bài 23/10/2017, ngày nhận đăng 25/12/2017 Tóm tắt: Đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục là hoạt động cần thiết và quan trọng tại các cơ sở giáo dục. Hiện nay, ở Việt nam, hoạt động này ngày càng phổ biến bởi nó là một công cụ hiệu quả giúp các trường kiểm soát và đảm bảo chất lượng đào tạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Kiểm định chất lượng giáo dục giúp các trường đại học có cơ hội xem xét lại toàn bộ hoạt động của mình một cách có hệ thống, để từ đó điều chỉnh các hoạt động theo một chuẩn mực nhất định. Trong bài báo này, chúng tôi giới thiệu về chu trình đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục PDCA (Plan-Do-Check-Act) và cách thức áp dụng chu trình này vào việc nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Vinh. I. Giới thiệu Chu trình PDCA (Plan-Do-CheckAct) tức là: Lập kế hoạch - Thực hiện Kiểm tra - Điều chỉnh do W. E. Deming (1900-1993) - người được xem là cha đẻ của quản lý chất lượng giới thiệu vào năm 1950. PDCA được đại diện với hình ảnh một đường tròn lăn trên một mặt phẳng nghiêng (theo chiều kim đồng hồ), thực chất của quá trình quản lý là sự cải tiến liên tục và không bao giờ ngừng. PDCA lúc đầu được đưa ra như là các bước công việc tuần tự cần tiến hành của việc quản trị nhằm duy trì chất lượng hiện có, ngày nay nó là một trong những công cụ quan trọng không thể thiếu trong các hệ thống quản lý (ISO 9001; ISO 14001 ). [1] Hình 1: Chu trình PDCA (Nguồn: wikipedia) Chu trình PDCA đề cập đến công việc theo tiến trình vận động của nó chứ không đề cập đến các vấn đề cụ thể tại các thời điểm cụ thể. Tùy theo các tình huống cụ thể, người ta tìm cách vận dụng chu trình PDCA một cách thích hợp. Khi xây dựng và áp dụng chu trình PDCA, .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN