tailieunhanh - Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển bền vững cây bơ trên địa bàn huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk

Mục tiêu nghiên cứu: Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về phát triển bền vững cây bơ; Đánh giá thực trạng phát triển bền vững cây bơ trên địa bàn huyện Krông Ana tỉnh Đắk Lắk trên các khía cạnh: Kinh tế, xã hội, môi trường;Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển cây bơ theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Krông Ana tỉnh Đắk Lắk. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN VĂN ĐOÀN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY BƠ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG ANA TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng - Năm 2016 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN PHƢỚC TRỮ Phản biện 1: TS. NINH THỊ THU THUỶ Phản biện 2: TS. LÊ ĐỨC NIÊM Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 17 tháng 01 năm 2016 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Huyện Krông Ana nằm phía Tây Nam của tỉnh Đắk Lắk, phía Bắc giáp thành phố Buôn Ma Thuột, phía Đông giáp huyện Cư Kuin, phía Nam giáp huyện Lắk, phía Tây giáp huyện Krông Nô tỉnh Đắk Nông. Krông Ana là huyện có địa hình, khí hậu thổ nhưỡng thuận lợi để phát triển các loại cây công nghiệp, đặc biệt là cây bơ. Việc phát triển cây bơ trên địa bàn huyện Krông Ana trong những năm qua đã góp phần tích cực trong phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và cải thiện đời sống của người dân ở địa phương. Tuy nhiên việc phát triển cây bơ tại địa phương vẫn còn nhiều mặt hạn chế và chưa thật sự bền vững, đa số diện tích bơ hiện nay vẫn còn manh mún, trong khi người dân chưa chú trọng quan tâm đầu tư, nhất là về cải tạo giống bơ, do đó sản phẩm bơ trên địa bàn huyện làm ra chưa được chứng nhận chất lượng, chưa tạo ra được nguồn hàng tập trung để tiếp cận với các thị trường lớn trong nước và quốc tế, công tác đăng ký thương hiệu hàng hoá, quản lý chất lượng sản phẩm bằng thương hiệu còn nhiều bất cập, chưa có sự đầu tư thoả đáng cho chế biến, sản phẩm sau chế biến còn hạn chế, thị trường tiêu thụ nhỏ lẻ, phân tán, không ổn định, chủ yếu là tiêu thụ tại địa phương và một số tỉnh thành trong nước, chưa đủ cung để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài nhất là thị trường khó tính. Vì thế mà giá .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.