tailieunhanh - Một số giải pháp nâng cao năng lực của giảng viên khối ngành khoa học tự nhiên ở Trường Đại học Vinh về dạy học tích hợp nhằm đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng giáo viên hiện nay

Dạy học tích hợp là một nội dung đổi mới mang tầm chiến lược của nền giáo dục Việt Nam. Tuy nhiên, để đào tạo được giáo viên có đủ năng lực thực thi dạy học tích hợp, đội ngũ giảng viên của các trường đại học sư phạm phải nâng cao năng lực này. Bài tham luận dưới đây đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên khối ngành khoa học tự nhiên về dạy học tích hợp thông qua việc hình thành thái độ tích cực, tăng cường hiểu biết và rèn luyện kĩ năng, đổi phương pháp dạy học tích hợp. | Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 4B (2017), tr. 27-33 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA GIẢNG VIÊN KHỐI NGÀNH KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH VỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN HIỆN NAY Phạm Thị Hương (1), Trương Thị Thanh Mai (2) 1 Trường Đại học Vinh 2 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng Ngày nhận bài 08/10/2017, ngày nhận đăng 12/12/2017 Tóm tắt: Dạy học tích hợp là một nội dung đổi mới mang tầm chiến lược của nền giáo dục Việt Nam. Tuy nhiên, để đào tạo được giáo viên có đủ năng lực thực thi dạy học tích hợp, đội ngũ giảng viên của các trường đại học sư phạm phải nâng cao năng lực này. Bài tham luận dưới đây đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên khối ngành khoa học tự nhiên về dạy học tích hợp thông qua việc hình thành thái độ tích cực, tăng cường hiểu biết và rèn luyện kĩ năng, đổi phương pháp dạy học tích hợp. 1. Đặt vấn đề Quá trình toàn cầu hóa các lĩnh vực khoa học - công nghệ, văn hóa - xã hội đang diễn ra mạnh mẽ, điều này đã tạo ra cơ hội cho nền giáo dục Việt Nam tiếp cận các xu thế mới, tri thức mới, mô hình giáo dục, chương trình giáo dục tiên tiến trên thế giới. Trước yêu cầu thực tiễn này, chương trình giáo dục đại học và giáo dục phổ thông đã có những bước chuyển mạnh mẽ từ cách tiếp cận nội dung sang cách tiếp cận năng lực. Hướng tiếp cận này đòi hỏi phải đổi mới mục tiêu giáo dục và đào tạo; lựa chọn nội dung cơ bản, hiện đại, thực tiễn; đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức và cách thức kiểm tra đánh giá trong giáo dục và đào tạo. Theo quyết định số 711/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020” của Thủ tướng Chính phủ ngày 13/6/2012, chương trình giáo dục phổ thông sẽ được xây dựng và phát triển theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của người học, bao gồm các năng lực chung như năng lực tư duy, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và các năng lực chuyên biệt ứng với từng lĩnh vực, khoa học

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.