tailieunhanh - Những tiền đề hình thành tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng

Bài viết trình bày những nhân tố lý luận ảnh hưởng đến quá trình hình thành và chuyển biến trong tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng. Đó là tư tưởng đổi mới của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch thế kỷ XX, những quan điểm mới mẻ của các nhà cải cách Trung Quốc như Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu truyền bá vào Việt Nam đầu thế kỷ XX qua các tân thư. | 6 CHUYÊN MỤC TRIẾT HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC - LUẬT HỌC NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA HUỲNH THÚC KHÁNG NGUYỄN HỮU SƠN Bài viết trình bày những nhân tố lý luận ảnh hưởng đến quá trình hình thành và chuyển biến trong tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng. Đó là tư tưởng đổi mới của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch thế kỷ XX, những quan điểm mới mẻ của các nhà cải cách Trung Quốc như Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu truyền bá vào Việt Nam đầu thế kỷ XX qua các tân thư. Sau cùng là sự ảnh hưởng mạnh mẽ của lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin tư tưởng dân tộc tiến bộ của Hồ Chí Minh qua thực tiễn thắng lợi Cách mạng Tháng Tám – 1945. Huỳnh Thúc Kháng (2000, tr. 96) từng viết trong Bức thư gởi Kỳ ngoại hầu Cường Để (1943): “Cái gì dĩ vãng như cái chết ngày hôm qua, nhắc lại giống không có chút bổ ích gì. Song muốn biết việc sau, cần phải xem việc trước ”. Vì vậy, nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng không chỉ đặt trong hoàn cảnh lịch sử xã hội Việt Nam ở cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX mà còn cần xem xét những tư tưởng của các thế hệ trước đó cùng với những giá trị tư tưởng của Nguyễn Hữu Sơn. Thạc sĩ. Trung tâm Triết học và Chính trị học, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. thế giới và khu vực trong quá trình giao lưu giữa các dân tộc lúc đương thời. 1. TƯ TƯỞNG CANH TÂN ĐẤT NƯỚC VỚI SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA HUỲNH THÚC KHÁNG Lịch sử dân tộc đã chứng minh chủ nghĩa yêu nước truyền thống từ thế kỷ XVIII trở về trước đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của mình trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, cho đến nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ý thức hệ phong kiến của tư tưởng Nho giáo ngày càng trở nên bảo thủ, phản động. Thời kỳ này, nguy cơ bị xâm lược bởi các nước tư bản phương Tây đã lộ rõ, nhưng những quan điểm, tư tưởng của Nho giáo đang thống NGUYỄN HỮU SƠN – NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH trị toàn bộ xã hội đã ảnh hưởng đến chủ nghĩa yêu nước của dân tộc, không đủ sức soi sáng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.