tailieunhanh - Kinh nghiệm từ xã hội già hóa của Nhật Bản qua sách của Tominaga Kenichi
Dựa vào quyển sách của tác giả Tominaga Kenichi, bài viết nhằm giới thiệu kinh nghiệm về xã hội già, tỷ lệ sinh giảm của Nhật Bản. Tominaga là nhà xã hội học nổi tiếng ở Nhật Bản. Quyển sách được giới thiệu ở đây có tên là Nhà nước phúc lợi trong thời kỳ xã hội thay đổi – thất bại của gia đình và chức năng mới của nhà nước (Nhà xuất bản Chuoukouron, 266 trang). | 91 CHUYÊN MỤC TƯ VẤN CHÍNH SÁCH KINH NGHIỆM TỪ XÃ HỘI GIÀ HÓA CỦA NHẬT BẢN QUA SÁCH CỦA TOMINAGA KENICHI TERAMOTO MINORU Dựa vào quyển sách của tác giả Tominaga Kenichi, bài viết nhằm giới thiệu kinh nghiệm về xã hội già, tỷ lệ sinh giảm của Nhật Bản. Tominaga là nhà xã hội học nổi tiếng ở Nhật Bản. Quyển sách được giới thiệu ở đây có tên là Nhà nước phúc lợi trong thời kỳ xã hội thay đổi – thất bại của gia đình và chức năng mới của nhà nước (Nhà xuất bản Chuoukouron, 266 trang). Tominaga viết quyển sách này vào năm 2001 và đã phân tích tình hình phúc lợi dành cho người già ở Nhật Bản khi áp dụng Luật Bảo hiểm chăm sóc. MỞ ĐẦU Ông Tominaga Kenichi, sinh năm 1931, là tiến sĩ Xã hội học tại Nhật Bản. Quyển sách Nhà nước phúc lợi trong thời kỳ xã hội thay đổi – thất bại của gia đình và chức năng mới của nhà nước xuất bản năm 2001, bao gồm 5 chương. Trong bài này, tôi lựa chọn Chương 2: Quan hệ giữa gia đình và xã hội” để giới thiệu kinh nghiệm Nhật Bản liên quan tới sự ra đời của xã hội già. Trước khi bắt đầu giới thiệu nội dung ấy, xin tóm tắt ý kiến của Tominaga như sau. Teramoto Minoru. Nghiên cứu viên, Viện Nghiên cứu Nền Kinh tế châu Á (IDE JETRO), Nhật Bản. Trong quá trình hiện đại hóa, doanh nghiệp hóa (công nghiệp hóa), hệ thống gia đình chủ yếu của người Nhật Bản đã thay đổi từ gia đình truyền thống (家父長制, patriarchy) sang gia đình hạt nhân. Với trào lưu này, tỷ lệ sinh giảm đi, số lượng thành viên gia đình giảm đi, cơ cấu dân số già hóa, và số lượng phụ nữ đi ra để làm việc tăng lên. Vì vậy, khả năng, chức năng để chăm sóc thành viên gia đình yếu thế như người già giảm đi rõ rệt. Tình hình này đã làm chính phủ Nhật Bản cần phải đảm nhiệm một số vai trò, chức năng để chăm sóc người già. Đây là lý do tại sao Quốc hội Nhật Bản đã thông qua Luật Bảo hiểm chăm sóc năm 92 TERAMOTO MINORU – KINH NGHIỆM TỪ XÃ HỘI GIÀ HÓA 1997. Tominaga gọi tình hình này như “thất bại của gia đình”. Bởi vì, ở Nhật Bản, trước đây mạng lưới của gia đình, thân nhân để chăm sóc
đang nạp các trang xem trước